Ảnh hưởng của viêm gan siêu vi và bệnh Rubella đến mẹ và con

0
418
lamivudin

            1 Viêm gan siêu vi

                   *Viêm gan siêu vi E

        Viêm gan siêu vi E thể nặng, tỷ lệ tử vong là 20-40%, phụ nữ có thai rất nặng, đặc biệt là xảy ra vào ba tháng cuối thai kỳ.

Nguy cơ tử vong cao cho thai nhi khi mẹ mắc bệnh này.

+Chẩn đoán: Lâm sàng, chẩn đoán huyết thanh.

+Điều trị: Không có thuốc đặc hiệu.

+Phòng ngừa: vệ sinh ăn uống, chú ý nguồn nước.

VỆ SINH NGUỒN NƯỚC

                  *Viêm gan siêu vi B

Hiện nay là vấn đề nan giải ở các nước đang phát triển.Bệnh lây truyền cao, phụ nữ mang thai nhiễm lây truyền cho con chủ yếu qua lúc sinh và nhau thai.

Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm cao tùy thuộc vào nồng độ virus của mẹ trong thai kỳ

+ ) Thời gian bị nhiễm viêm gan cấp tính ở mẹ:

+Mẹ nhiễm ba tháng đầu và ba tháng tiếp theo của thai kỳ: 10% sẽ lây cho con.

+Mẹ nhiễm ba tháng cuối thai kỳ và thời kỳ hậu sản: 90% sẽ lây cho con.

                    HbsAg có ở sữa mẹ ( nồng độ thấp),nhưng lây nhiễm có thể xảy ra do tiếp xúc với máu mẹ ( trẻ cắn làm trầy da-chảy máu), về lý thuyết không nên cho con bú, nếu mẹ có HbsAg dương tính. Tuy vậy, thực tế tùy điều kiện kinh tế và nhận thức của cá nhân.

+Chẩn đoán:

HBSAG

-HbsAg, HbeAg, anti-HBc, HBV DNA, men gan, Bilirubin.

+Điều trị:

Viêm gan cấp không có thuốc điều trị đặc hiệu.

-Viêm gan mạn thì cân nhắc điều trị bằng Lamivudin.

lamivudin

-Không dùng Interferon.

+Phòng ngừa

-Trong thai kỳ, có thể chủng ngừa vaccin sản xuất bằng phương pháp tái tổ hợp gen cho mẹ.

-Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HBV  bắt buộc phải dùng HBIG.

-Thai phụ nhiễm viêm gan siêu vi nên đến sinh tại cơ sở có phương tiện tốt.

             2 Bệnh Rubella

Bệnh lành tính với đa số các trường hợp, tuy nhiên có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi nếu mẹ mắc trong ba tháng đầu của thai kỳ.

                        *Dịch tễ

Lan nhanh qua đường hô hấp, nhưng có thể phòng ngừa bằng vaccin.  Miễn dịch vĩnh viễn sau khi mắc.

                        *Lâm sàng

+Ủ bệnh 12-13 ngày.

+Xâm nhập đường mũi họng.

+Khởi phát không rõ, 1-2 ngày, sốt nhẹ,đau cơ khớp, nổi hạch cổ.Hạch sau tai luôn có, dưới xương chũm.Nhỏ, không đau, tồn tại nhiều tuần.

ĐAU CƠ

  Phát ban khi có khi không, lúc đầu ở mặt rồi lan ra toàn thân, các chi trong vòng 24 giờ.Ngày đầu ban dạng sởi đặc biệt là mặt, trở thành dạng tinh hồng nhiệt vào ngày thứ 2, nhất là mông và đùi; ngày thứ ba thì biến mất không để lại dấu vết.

Nội ban ( vết xuất huyết ở lưỡi gà, viêm kết mạc, viêm mũi nhẹ). Đôi khi lách to nhẹ.

Sốt <38,5 độ C, biến mất vào ngày phát ban thứ nhất.

*Chẩn đoán

-Về phía mẹ:

+Bạch cầu giảm, tăng lympho ưa kiềm, có khi tăng plasmocyte (5-10%).

+Lâm sàng và xét nghiệm chỉ có tính định hướng chẩn đoán.

+Chẩn đoán huyết thanh, phản ứng (+) khi phát ban và tăng dần trong vòng hai tuần.Làm 2 lần cách nhau 10 ngày, giá trị nồng độ kháng thể tăng > 4 lần.

                        -Ở trẻ sơ sinh:

+Hồi cứu mẹ mắc bệnh khi mang thai và dị dạng của trẻ sơ sinh.

+Trường hợp Rubella sơ sinh riêng rẽ, cần dựa vào:

RUBELLA

Trẻ sơ sinh: Phân lập virus

IgM đặc hiệu hoặc mẫu huyết thanh dương tính

Nguồn ghi copy: daihocduochanoi.com

link tại:Ảnh hưởng của viêm gan siêu vi và bệnh Rubella đến mẹ và con