CÁC THỂ LOÉT ĐẶC BIỆT

0
800
Viêm loét đường tiêu hóa

CÁC THỂ LOÉT ĐẶC BIỆT

Viêm loét đường tiêu hóa
  • Loét do stress

Là một loét cấp, làm mất chất theo kiểu đục lỗ, ở đây không có mô hạt và hiện tượng xơ hóa, tổn thương gần giống viêm loét dạ dày do thuốc, được thấy trong những trường hợp sau:

  • Sau chấn thương hoặc phẫu thuật nặng, đặc biệt là tổn thương hệ thần kinh (ulcer de Cushing).
  • Sau bỏng nặng (ulcer de Curling).
  • Bệnh nội thương nặng: shock nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, suy hô hấp, suy thận cấp.

Loét thường nông và nhiều chỗ, ở dạ dày thường là ở thân và hang vị và hành tá tràng. Thường không đau, biểu hiện bằng chảy máu vào ngày thứ 3-14 sau tổn thương, có thể chảy máu rất nặng và cấp, tử vong cao, nhưng hiện nay tần suất bệnh giảm nhờ biện pháp phòng ngừa và điều trị hữu hiệu, phòng ngừa bằng dùng thuốc kháng tiết và kháng toan để duy trì pH dạ dày >3,5. Trong trường hợp chảy máu nặng và kéo dài, cần sử dụng Vasopressin và Somatostatine, hoặc làm đông máu bằng nhiệt đông hoặc laser, nếu thất bại cần phẫu thuật để loại trừ vùng chảy máu.

  • Hội chứng Zollinger Ellison hoặc u tiết gastrin (gastrinome)

Hội chứng phối hợp một u tiết ra gastrin và loét được mô tả năm 1955. u thường nằm ở tụy hoặc thành tá tràng. Cũng có thể nằm ở rốn lách, dạ dày, gan, hạch và cả trong buồng trứng, tuyến phó giáp. Đôi khi có ờ nhiều nơi, trong phần lớn trường hợp u có di căn nhiều nơi nhưng chúng có tiến triển chậm, 25% u gastrinome nằm trong bệnh đa u nội tiết gồm phì đại tuyến yên, tuyến phó giáp, đảo Langerhans và thượng thân, bệnh có tính chất gia đình. Bản chất của u chưa được xác định, khác với tế bào G, cũng không phái tế bào A (tiết ra glucagon), cũng không phải tế bào B (tiết ra insulin).

Triệu chứng cổ điển là loét nằm ở tá tràng hoặc hồng tràng. Đề kháng với điều trị thông thường, tái phát sau cắt dây X, hoặc cắt dạ dày bán phần; kèm đi chảy do dạ dày tiết quá nhiều acid khi xuống đến ruột non, làm ức chế men tụy và men ruột gây đi chảy, ngoài ra gastrin cũng kích thích ruột non làm tăng tiết Kali và giảm hấp thu Natri và nước. Ngoài loét niêm mạc dạ dày còn phì đại vùng đáy, nếp niêm mạc tá tràng và ruột non cũng bất thường các vale bị dày ra.

Xét nghiệm: Gastrin máu cao bất thường hoặc tăng cao trong nghiệm pháp secretin.

Đo acid dịch vị cũng rất quan trọng, pH máu rất thấp, BAO rất cao 50% > 15mEq/giờ, MAO cũng gia tăng.

Chẩn đoán xác định u bằng siêu âm cắt lớp, chụp nhấp nháy, scanner, chụp nhuộm động mạch.

Điều trị tốt nhất là cắt bỏ u, nếu không thực hiện được nhiều lúc phải cắt bỏ toàn bộ dạ dày. Hiện nay, các thuốc ức chế tiết acid mạnh có thể ức chế tiết được như omeprazole nhưng phải cho liều gấp đôi hoặc gấp ba. Điều trị u bằng streptozocin phối hợp với 5 FU cho kết quả tốt.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : các thể loét đặc biệt