Chẩn đoán và điều trị Lupus ban đỏ hệ thống

0
1045
Các tổn thương Lupus ban đỏ hệ thống

 

Chẩn đoán xác định

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm.

Năm 1971, Hội Khớp học Mỹ (ARA) đề xuất tiêu chuẩn chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống bao gồm 14 biểu hiện quan trọng của bệnh.

Tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn này có một số nhược điểm nên năm 1997, ARA đã điều chỉnh lại còn 11 biểu hiện để chẩn đoán xác định bệnh:

Các tổn thương Lupus ban đỏ hệ thống

 

 

1. Ban đỏ ở má:

  • Phẳng hoặc nổi cao trên gò má.

2. Ban dạng đĩa:

  • Thương tổn nổi cao có vảy sừng bám chắc và nút sừng quanh nang lông.
  • Sẹo teo da có thể xuất hiện ở thương tổn cũ.

3. Cảm ứng ánh nắng:

  • Ban ở da phản ứng không bình thường với ánh sáng mặt trời.

4. Loét miệng:

  • Loét miệng, mũi, họng, thường không đau.

5. Viêm khớp:

  • Viêm khớp không hủy hoại ở 2 hoặc nhiều khớp, có đau, sưng và tiết dịch.

 

6. Viêm các màng:

  • Viêm màng phổi: tiền sử có đau do viêm nàng phổi hay tiếng cọ màng phổi, hoặc tràn dịch màng phổi. Hoặc:
  • Viêm màng ngoài tim: xác định bằng điện tâm đồ hoặc tiếng cọ màng tim, hoặc tràn dịch màng

7. Biểu hiện thận:

  • Protein niệu thường xuyên cao hơn 0,5g/ngày hoặc dương tính hơn 3+ (nếu không định lượng được). Hoặc:
  • Có hồng cầu, trụ hạt trong nước tiểu.

8. Biểu hiện thần kinh:

  • Động kinh
  • Loạn thần

9. Biểu hiện ở máu:

  • Thiếu máu tan máu có tăng hồng cầu lưới. Hoặc:
  • Giảm bạch cầu (< 4.000/dl) trong 2 hoặc nhiều lần. Hoặc
  • Giảm lympho (< 1.500/dl). Hoặc:
  • Giảm tiểu cầu (<000/dl) khi không có sai lầm của dùng thuốc.

10. Rối loạn miễn dịch:

  • Tế bào LE dương tính (hiện nay ít sử dụng trong lâm sàng vì không đặc hiệu). Hoặc:
  • Kháng thể kháng DNA nguyên thủy với nồng độ bất thường, hoặc:
  • Kháng thể kháng Smith dương tính, hoặc:
  • Phản ứng huyết thanh dương tính giả với giang Hoặc kháng đông lưu hành hoặc kháng thể kháng cardiolipin (dương tính ít nhất 6 tháng và phản ứng VDRL dương tính 3+, TPHA âm tính).

11. Kháng thể kháng nhân (anti-ANA) với nồng độ bất thường

Một người được coi là bị lupus đỏ hệ thống khi có ít nhất 4 trong 11 biểu hiện trên, riêng rẽ hay đồng thời trong một quãng thời gian quan sát.

Chẩn đoán phân biệt

  • Viêm da do ánh nắng
  • Viêm bì cơ
  • Phong thể L
  • Dị ứng thuốc
  • Hội chứng overlap hoặc bệnh tổ chức liên kết hỗn hợp
  • Bệnh máu biểu hiện ở da

Điều trị

Nguyên tắc chung

  • Kết hợp dùng thuốc với việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt của người bệnh.
  • Điều trị tấn công kết hợp với điều trị duy trì.

Điều trị cụ thể

+ Tại chỗ

Bôi kem
  •  Kem corticoid nhóm trung bình
  • Kem chống nắng

+ Toàn thân

+ Corticoid: là thuốc quan trọng nhất.

  • Liều lượng tùy theo từng giai đoạn và tiến triển bệnh.
  • Liều tấn công thường dùng là 2-3mg/kg/24 giờ, khi triệu chứng giảm thì bắt đầu giảm liều.
  • Thông thường khoảng 1-2 tuần giảm 10mg.

+ Các thuốc ức chế miễn dịch khác:

  •  Azathioprin, cyclophosphamid, cyclosporin, methotrexat, …
  • Các thuốc này có thể phối hợp với corticoid hoặc dùng riêng tùy tiến triển của bệnh.

+ Các chất sinh học:

  • Infliximab, Etanercept…
  • Có thể được chỉ định cho những trường hợp người bệnh nặng, không đáp ứng với corticoid và cách thuốc ức chế miễn dịch.

Tiến triển và tiên lượng

  • Là bệnh tiến triển suốt đời, có những đợt vượng bệnh đan xen với những đợt bệnh thoái
  • Nếu được điều trị đúng, kịp thời, người bệnh có thể khỏe mạnh, hoạt động và sinh hoạt bình thường.
  • Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng và gây tử

Phòng bệnh

+ Tránh nắng

  • Đội nón rộng vành
  • Đeo khẩu trang, mặc áo quần dài
  • Kem chống nắng

+ Tránh dùng một số thuốc có thể gây lupus đỏ hệ thống: hydralazin, procanamid, D-penicillamin, minocyclin, …

+ Điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm trùng.

+ Giáo dục cho người bệnh biết cách tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe bằng chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.

Coppy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : https://daihocduochanoi.com/chan-doan-va-dieu-tri-lupus-ban-do-he-thong/