Chẩn đoán và xử trí đẻ khó do sa dây rau-những điều cần biết

0
745
NGÔI BẤT THƯỜNG

1 Chẩn đoán

Chẩn đoán không khó, có thể sờ thấy dây rau qua màng ối, hoặc sờ thấy dây rau khi ối đã vỡ.

Kẹp dây rau bằng hai ngón tay hoặc một ngón tay ấn vào xương chậu ngoài cơn co tử cung, có thể thấy dây rau đập.Nhưng có những trường hợp sa dây rau bên ngôi, khó phát hiện , phải khám cẩn thận mới chẩn đoán được.

KẸP DÂY RỐN

 

Trong các trường hợp chẩn đoán chưa rõ ràng, cần phải hồi sức mẹ và kiểm tra lại.

Chẩn đoán sa dây rau chủ yếu là kiểm tra xem dây rau còn đập hay không, để xác định tính chất cấp cứu hay không cấp cứu của sa dây rau.Thông thường dây rau còn đập dưới tay chứng tỏ thai còn sống, nhưng cũng có trường hợp do khám đúng vào lúc có cơn co tử cung, tuần hoàn trong dây rau yếu, do đó không thấy dây rau đập, chờ đến khi hết cơn co, dây rau có thể đập trở lại.

Cũng có những trường hợp dây rau thật sự không đập nữa, nhưng vẫn còn nghe thấy tim thai, điều đó có thể giải thích là vì sự tuần hoàn trong dây rau  yếu đi, chứ không phải ngừng lại, thai vẫn được nuôi dưỡng, tim thai vẫn còn.

Vì vậy khẳng định là thai chết phải thật cẩn thận, phải nghe tim thai nhiều lần và nhiều người nghe.Khi thật hoàn toàn dây rau không đập và tim thai không còn mới kết luận kết luận là thai chết.

Không hiếm các trường hợp thai suy, tim thai nghe khó, động mạch đập rất khẽ và không đều, nhưng nếu mổ nhanh và hồi sức tốt, thai vẫn có thể sống được.

NGHE TIM THAI

2 Xử trí

Nếu thai đã chết, không có chỉ định mổ, có thể đợi cho đẻ thường hoặc lấy thai bằng cách chọc sọ tùy điều kiện mở của cổ tử cung.

Nếu thai còn sống, đầu ối còn nguyên,dây rau sa kèm theo dấu hiệu suy thai, cổ tử cung mở chưa hết, tốt nhất là mổ lấy thai, nhất là đối với thai phụ con so hoặc con rạ có tiền sử đẻ khó.Cần chú ý trong khi chờ mổ,không nên thăm khám nhiều, gây vỡ ối nguy hiểm cho thai.

MỔ LÁY THAI

Nếu đầu ối đã vỡ, thai nhi còn sống, người ta thường nói là phải đẩy dây rau lên để cho ngôi bít chặt vào cổ tử cung và nếu làm như vậy mà không có kết quả, dây rau vẫn bị sa lại lúc đó mới có chỉ định mổ.Trong thực tế, chỉ đẩy dây rau lên có kết quả khi dây rau sa ít,hoặc khi cổ tử cung đã mở hết hay gần hết, và sau khi đẩy lên có thể can thiệp lấy thai ngay.

ĐẨY DÂY RAU LÊN TRÊN

Cho nên, nếu thai còn sống,nên đặt vấn đề mổ trong những trường hợp sau đây:

-Sa dây rau ở người con so, thai đủ tháng,bất cứ là ngôi nào, vì sa dây rau là dấu hiệu của sự bình chỉnh không tốt giữa ngôi thai với đoạn dưới tử cung.

-Sa dây rau ở người con rạ, có tiền sử đẻ khó.

-Sa dây rau nhiều, thành búi, đẩy lên rất khó.Chú ý: Một khi đã quyết định mổ, cần mổ nhanh để cứu thai.Trong khi chờ mổ, nên bọc dây rau trong gạc tẩm huyết thanh ấm, cho mẹ thở oxy.

THỞ OXY

 

Như vậy, một số lớn các trường hợp sa dây rốn còn sống đều xử trí bằng phẫu thuật.Một số các trường hợp  khác nhau nếu dây rốn sa ít, có thể đẩy lên để cho ngôi đè chặt vào cổ tử cung và cho đẻ nhanh.

Nguồn ghi copy:daiocduochanoi.com

Link tại:Chẩn đoán và xử trí đẻ khó do sa dây rau-những điều cần biết