Chiết xuất chất độc

0
812
chất độc
Chiết xuất chất độc

* Đặc điểm: chọn dung môi thích hợp để chiết xuất chất độc khỏi mẫu, tỷ lệ sử dụng thường là 5-25 thể tích dung môi cho 1 thể tích chất độc , có thể dùng 1 hay kết hợp nhiều kỹ thuật, chiết tùy vào đặc tính lý hóa của chất độc trong mẫu

Các kỹ thuật của phương pháp chiết xuất chất độc trong mầu thử

-xay với dung môi: hay áp dụng trong trường hợp các mẫu chứa chất độc là tổ chức, mô, thức ăn chứa chất độc

Tiền hành: cho mẫu và dung môi vào máy xay, xay 5-15 phút, lấy phần dm đã hòa tan chất độc ra

-lắc với dung môi: dùng máy lắc hay tay lắc . ưu điểm phương pháp này có thể chiết,l ắc trong thời gian dài 24h

– chiết soxhlet: có thể dùng 1 dung môi hay hỗn hợp dung môi chiết, nguyên tắc dùng 1 lượng dung môi nhất định qua hệ thống hồi lưu để lấy hết các chất cần thiết

-chiết xuất lỏng siêu tái hạn: dung môi chiết khi thay đổi điều kiện áp suất nhiệt độ sôi sẽ thay đổi, dung môi trong 1 điều kiện kết hợp cả áp suất và nhiệt độ để đạt trạng thái trên nhiệt độ tới hạn , ở trạng thái này dung môi vừa thể hiện đặc tính của cả dạng lỏng và khí khi đó dung môi sẽ xâm nhập vào mẫu như dưới dạng khí, nó có đặc điểm hòa tan như 1 chất lỏng, CO2 thường được lựa chọn cho chiết xuất siêu tới hạn.

Phương pháp cất:

  • Dụng cụ cất kéo hơi nước gồm 3 phần chính

+ Bình sinh hơi nước

+ Bình đựng mẫu thử

+ Ống sinh hàn và bình hứng dịch cất

Mẫu thử được xay nhỏ cho vào bình, cho thêm nước để có hỗn hợp sệt. Acid hóa mẫu bằng acid tartric hay acid oxalic 10% . tránh acid hóa mẫu bằng acid vô cơ vì chúng có thể phá hủy một số chất độc. VD: Acid cyanhydric bị phá hủy trong môi trường H2SO4

Lấy dịch cất xác định cyanua, etanol, tetraclorua carbon, phenol…..

 chiết xuất với dung môi hữu cơ kém phân cực

Chọn dung môi hữu cơ có hệ số phân bố K (K=CNuoc/CDung moi)càng nhỏ càng tốt

Các dung môi hữu cơ thường dung là:

+ Ether, ether dầu hỏa: ít tạo nhũ tương với nước, dễ bay hơi, không làm hư hoạt chất, dễ gây cháy và nổ.

+ Chloroform: Là dung môi tốt của nhiều chất hữu cơ nhưng lại dễ gây nhũ tương

+ Các dung môi khác như acetatetyl, benzene, cồn amylic…ít dung

phương pháp chiết

  • Chiết với dung môi hữu cơ kém phân cực ở pH acid gồm:

+ Nhóm salicylat gồm etylsalicylat, methyl salicylat, acid salicylic

+ Nhóm barbiturat: phenolbarbital, barbiturate, amobarbital…

+ Các chất khác như: acid oxalic, phenol, mefenamic acid, các glycosid….

Nhóm benzodiazepine

  • Chiết với dung môi hữu cơ kém phân cực ở pH kiềm:

Gồm các thuốc như: Nhóm opioid (codein, , methadon, morphin….) cocain, kháng sốt rét và một số chất gây ảo giác, nhóm phenothiazin, nhóm chống trầm cảm 3 vòng, kháng Histamin, thuốc tim mạch…