Cơ chế bệnh sinh và biểu hiện của suy tim

0
3837
suy tim

Cơ chế bệnh sinh của biểu hiện suy tim trái và phải:

suy tim

Cơ chế biểu hiện của suy tim trái:

+Khó thở:Là triệu chứng luôn gặp ở người suy tim trái,cơ chế là do tim trái yếu không đẩy máu đi nên máu không trở về thất trái được,máu ứ ở phổi làm hạn chế tính chất đàn hồi của phổi,hạn chế phế dung sinh hoạt,các mao mạch căng do ứ máu chèn ép các phế nang,kích thích các mạt đoạn thần kinh gây thiếu oxy,khó thở.

Người suy tim trái có cơn khó thở mạnh về đêm gọi là cơn hen tim.Cơ chế là do thần kinh phế vị bị kích thích mạnh trong giấc ngủ gây xung huyết phổi và co thắt cơ trơn phế quản.

+Phù phổi cấp:Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của suy tim trái.Cơ chế do tim phải còn khoẻ,bất chợt tăng cường hoạt động bởi kích thích thần kinh hay do gắng sức đẩy máu lên phổi quá nhiều trong khi tim trái không kịp tiêu,mặt khác thiếu oxy trong suy tim làm tăng tính thấm thành mạch thoát huyết tương,máu vào phế nang gây tràn dịch phế nang,ngoài ra còn do rối loạn chuyển hoá muối nước do ứ trệ tuần hoàn.

+Giảm dung tích phổi:Do ứ máu,mất tính đàn hồi nhu mô phổi,rối loạn thông khí.

+Biểu hiện khác:

-Tốc độ tuần hoàn qua phổi giảm do ứ trệ máu ở phổi.

-Nhịp thở  Cheynes-Stockes do goảm cảm thụ ở trung tâm hô hấp,thiếu oxy máu vì tốc độ tuần hoàn chậm,giảm cacbonic do tăng thông khí.

-Tràn dịch màng phổi do tăng áp lực tĩnh mạch phổi.

Cơ chế biểu hiện của suy tim phải:

Chủ yếu là khu vực ngoại vi.

+Rối loạn chức phận gan:Ứ máu trong gan làm gan to,giai đoạn đầu gọi là gan đàn xếp,giai đoạn sau của ứ máu dẫn đến thiếu oxy kéo dài gây thoái hoá mỡ ở gan,tổ chức xơ phát triển thay thế nhu mô đưa đến xơ gan.

Hậu quả ứ trệ tuần hoàn ở gan kéo dài làm tăng áp lực cửa đưa đến báng nước,tuần hoàn bàng hệ xuất hiện.

+Giảm bài tiết nước tiểu:Do ứ máu ở hệ tĩnh mạch nên máu đến thận giảm,thận giảm bài tiết nước tiểu,giữ muối nước gây phù.

+Phù thũng:Trong suy tim phù thũng xuất hiện là do kết hợp nhiều yếu tố:

  • Ứ trệ tuần hoàn làm tăng áp lực thuỷ tĩnh gây thoát nước ra gian

bào,huyết áp tĩnh mạch tăng cao cản trở hấp thu nước từ gian bào về lòng mạch.

  • Giảm áp lực protein trong lòng mạch do máu loãng hoặc do thiếu protein máu.
  • Ứ muối nước do giảm lọc ở cầu thận.
  • Chướng ngại lưu thông bạch huyết do phù chèn ép.

+Xanh tím:Thường gặp ở người suy tim nặng do máu ứ ở tĩnh mạch và tăng lượng Hb khử ở mao mạch.

+Tăng thể tích máu tương đối do cơ tim yếu không đẩy hết máu lên phổi nên máu ứ ở ngoại biên,máu đến thận giảm nên thận giảm bài tiết nước tiểu.Tăng thể tích máu tuyệt đối do kích thích tuỷ xương sản xuất hồng cầu

Suy tim toàn bộ

Bệnh căn

Ngoài những nguyên do đã gây nên hai loại suy tim  nói trên, còn các nguyên căn khác như:

Thấp tim toàn bộ (quá trình thấp gây tổn thương cơ tim và các màng ngoài, màng trong tim); Thoái hoá cơ tim (chưa biết rõ nguyên nhân do thoái hoá), nhưng hậu quả là cơ tim bị tổn thương; Thiếu máu nặng (làm cơ tim cũng bị thiếu máu); Thiếu vitamin B (do ứ nước sâu là ứ trệ, rồi ứ nước ngay cả cơ tim); Bệnh cường tuyến giáp trạng (do nhiễm độc bởi hoocmon tuyến giáp trạng).

Triệu chứng

Là  bản bệnh án của suy tim phải ở thể nặng. Ta sẽ thấy:

Bệnh nhân khó thở thường xuyên ngồi cũng khó thở; Phù toàn thân và nội tạng (có thể tràn dịch màng phổi, màng bụng); Phổi có nhiều ran ướt; Mạch nhanh, yếu, huyết áp tối đa hạ, tối thiểu nặng; Áp lực tĩnh mạch tăng cao; Tốc độ tuần hoàn chậm lại; Chiếu x quang thấy tim to toàn bộ.

 

Kết luận

Suy tim là trạng thái cuối cùng của bệnh lỗ tim, cơ tim, màng ngoài tim và các bệnh toàn thể có ảnh hưởng đến tim như thiếu máu, thiếu Vitamin B1, bệnh cường tuyến giáp trạng, v.v…Bệnh cảnh thể hiện hoặc suy đơn độc từng buồng tim hoặc suy toàn bộ: nhận định được triệu chứng rồi, ta cần tim nguyên nhân từng trường hợp để xử trí đúng bệnh.

copy ghi nguồn : daihoduochanoi.com

Linh tại : Cơ chế bệnh sinh và biểu hiện của Suy tim