Dinh dưỡng của người cao tuổi

0
860
chất xơ

Già là một hiện tượng phức tạp bao gồm những thay đổi về phân tử, tế bào, sinh lý và tâm lý. Sức khoẻ và các chức phận sinh lý giảm đi dần dần, trong đó một phần là hậu quả của những thói quen có hại tới sức khoẻ trong quá trình sống.

Khả năng chức phận các hệ thống chính giảm bớt dẫn tới giảm rõ rệt khả năng lao động trí óc và chân tay cùng với các biểu hiện bên ngoài của nó.

Hiện nay, khái niệm tuổi già được người ta đề nghị sử dụng đối với những người trên 65 tuổi.

Dinh dưỡng cho người cao tuổi

1. Nhu cầu năng lượng

Tuổi càng cao chuyển hoá cơ bản càng giảm, hoạt động cơ thể nói chung giảm dần. Do đó, nhu cầu năng lượng cũng cần phải điều chỉnh cho phù hợp.

Nếu tính toán năng lượng dựa vào người “chuẩn” theo khái niệm của FAO thì ngay từ lứa tuổi trung niên 40 – 59 tuổi.

  • Cứ 10 năm tuổi cao thêm thì nên giảm đi 5% nhu cầu
  • Sau 60 tuổi cứ 10 năm tuổi cao thêm thì nên giảm đi 10% nhu cầu.

2. Nhu cầu protein

  • Do quá trình lớn và hình thành các tổ chức đã kết thúc. Do đó, nhu cầu về các yếu tố tạo hình trong đó có protein thấp hơn nhiều so với người còn trẻ.
  • Ngoài ra, sự giảm sút các hoạt động thể lực cũng là cơ sở để hạ thấp tiêu chuẩn protein ở lứa tuổi này.

Nhu cầu protein theo tuổi (g/ngày):

Tuổi Nam Nữ
65 49,0 49,0
Tuổi Nam Nữ
70 52,5 52,5
75 56,0 56,0
80 60,0

Tỷ lệ giữa protein động vật và protein thực vật nên là 1:1.

3. Nhu cầu lipid

  • Lượng lipid trong khẩu phần người cao tuổi nên hạn chế.
  • Nên dùng các chất béo có độ hoá lỏng thấp, trước tiên là các dầu thực vật giàu các axit béo chưa no cần thiết (linoleic, linolenic, arachidonic…).
  • Tuy nhiên, không nên thay thế hoàn toàn lipid trong khẩu phần bằng các dầu thực vật. Tỷ lệ lipid thực vật nên chiếm 1/3 tổng lượng lipid của khẩu phần.

4. Nhu cầu glucid

  • Ở người cao tuổi nên hạn chế các loại glucid dễ hấp thu như đường, bánh kẹo…
  • Nguồn glucid tốt cho lứa tuổi này là các hạt ngũ cốc toàn phần, khoai và các loại rau.
  • Rau tươi và quả cung cấp xenluloza mịn và các chất pectin góp phần làm tăng bài xuất cholesterol, điều hoà hệ vi khuẩn đường ruột, hạ thấp quá trình thối và sinh hơi.

5. Nhu cầu vitamin và chất khoáng

  • Vitamin C được coi là một trong những vitamin quan trọng của lứa tuổi này. Vitamin C điều hoà chuyển hoá cholesterol, củng cố các cơ chế bảo vệ.
  • Ngoài vitamin C, ngày nay người ta cũng đã nói nhiều đến vitamin E, b-caroten và các loại carotenoid, flavonoid… đóng vai trò như những chất antioxidant loại trừ các gốc tự do trong cơ thể.
  • Với chất khoáng, ở lứa tuổi này người ta chú ý nhiều đến canxi, nhu cầu hàng ngày khoảng 1000mg.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Dinh dưỡng của người cao tuổi