Giải phẫu bệnh chấn thương bàng quang.

0
912
niệu đạo

1 . Tổng quan về chấn thương bàng quang

Chấn thương bàng quang gặp trong 10% các trường hợp vỡ xương chậu và chiếm 10 – 15% trong chấn thương bụng kín.
Các triệu chứng lâm sàng trong chấn thương bàng quang thường bị che lấp bởi các biểu hiện rầm rộ của vỡ xương chậu hoặc tổn thương nặng của các tạng trong ổ bụng nên dễ bị bỏ sót.
Tuy ít ảnh hưởng ngay lập tức đến tiên lượng sống nhưng cần phát hiện và xử trí sớm các thương tổn bàng quang để tránh các biến chứng nặng như viêm phúc mạc, viêm lan nước tiểu, viêm xương chậu và những di chứng nặng nề về tiểu tiện và sinh dục ở người trẻ.

tổn thương niệu đạo-bàng quang

2. Sinh lý bệnh học

– Bàng quang ở người lớn ở sau xương mu, nằm sâu trong tiểu khung. Cổ bàng quang được cố định bởi các yếu tố: dây chằng mu bàng quang dây chằng rốn, tuyến tiền liệt với dây chằng mu – tiểu liệt tuyến. Bàng quang được cố định vào khung chậu bởi cơ bịt và cân đáy chậu giữa. Phía trước bàng quang là khoang Retzius với hệ tĩnh mạch dày đặc còn phía sau trên bàng quang được phúc mạc phủ, phần này tương đối di động và liên quan với khoang phúc mạc.
– Ở trẻ em vùng tiểu khung không sâu như người lớn nên bàng quang nằm ở phía trên xương mu và về phía bụng nhiều hơn.
– Thương tổn bàng quang tuỳ thuộc vào cơ chế gây chấn  thương và mức độ căng
của bàng quang. Chấn thương khi bàng quang rỗng là hậu quả của vỡ xương chậu do mảnh xương gãy đâm trực tiếp làm thủng bàng quang hoặc do bị giằng xé ở phần thấp của bàng quang.
Chấn thương trên bàng quang căng do bị đè ép trong vỡ xương chậu hoặc chấn
thương bụng kín sẽ gây vỡ bàng quang ở vùng đỉnh nơi có phúc mạc phủ, gây vỡ bàng
quang vào trong ổ bụng.
Tính dễ vỡ của bàng quang ở vùng này đã được khẳng định trên thực nghiệm, có
khi gặp trường hợp bàng quang vỡ tự phát.

3.  Thương tổn giải phẫu bệnh

Chấn thương bàng quang gặp 2% trong đa chấn thương, 10% trong vỡ xương chậu. Không có sự song hành giữa thể tổn thương bàng quang với mức độ nặng của vỡ xương chậu. 3 thể tổn thương bàng quang là:

3.1. Đụng dập bàng quang đơn thuần (5%)

Thương tổn chủ yếu là đụng giập lớp thanh cơ, chưa thủng niêm mạc bàng quang,
không gây tràn nước tiểu ra xung quanh nhưng tụ máu có thể rất rộng ngay dưới niêm
mạc trong lớp thanh cơ bàng quang.

3.2. Vỡ bàng quang ngoài phúc mạc (44%)

Vị trí tổn thương thường ở mặt trước bàng quang trực tiếp với xương mu hoặc ở
sau bên do ngành ngồi mu chọc vào.
Vết chọc có thể lớn, trong nhiều trường hợp do dây chằng mu bàng quang giằng
xé làm giập nát thanh cơ hoặc mất một phần thành trước bàng quang gây tràn nước tiểu
khoang Retzius.
Nếu lỗ thủng nhỏ chỉ gây rỉ thấm nước tiểu dần ra vùng tiểu khung.

3.3. Vỡ bàng quang trong phúc mạc (48%)

Vị trí thường ở trên đỉnh bàng quang, đường vỡ thường rộng dọc từ trước ra sau làm nước tiểu tràn vào khoang phúc mạc.
Trong 3% trường hợp gặp tổn thương đa dạng.

3.4. Đứt ngang cổ bàng quang – niệu đạo một phần hay hoàn toàn, bàng quang bị kéo lên phía bụng.

3.5. Thương tổn kèm theo

– Tụ máu rộng vùng dưới và sau phúc mạc do tổn thương đám rối tĩnh mạch trước
bàng quang và tĩnh mạch tiểu khung.
– Ở nam giới thường gặp thương tổn phối hợp với đứt niệu đạo sau (20%-25%) do cùng có cơ chế chấn thương trong vỡ xương chậu.
– Ở phụ nữ có thể kèm với rách âm đạo gây chảy máu dữ dội.
– Thương tổn các tạng trong ổ bụng chiếm 10 – 15% trường hợp đặc biệt là thương tổn trực tràng.
– Chấn thương ngực (5 – 7%) gãy xương sườn, tràn máu – khí màng phổi, vỡ cơ
hoành. Các tổn thương phối hợp càng làm cho tình trạng bệnh nhân có vỡ bàng quang
nặng thêm.