Hướng điều trị của bệnh đái tháo đường và thai nghén

0
671
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

                1 Nguyên tắc điều trị

-Phải có một sự cộng tác có hiệu quả giữa bác sĩ sản khoa và bác sĩ chuyên ngành đái tháo đường.

-Nên điều trị ở những trung tâm chữa bệnh đái tháo đường.

                2 Theo dõi bà mẹ

-Ngay từ khi có thai, thai phụ phải được theo dõi bởi bác sĩ sản khoa và bác sĩ chuyên ngành đái tháo đường.

-Thai phụ nên nhập viện ở khoa chữa bệnh đái tháo đường với hy vọng:

+Chuẩn hóa chế độ tiết thực: từ 1800- 2000 Kcal/ ngày và 180-200 g đường chia làm ba bữa ăn trong ngày.

+Chia liều Insulin sử dụng 3 lần/ ngày-đêm.

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

+Phải hướng dẫn cho thai phụ: Được tự xét nghiệm đường máu 6 lần mỗi ngày.Thứ hai phải xác định ngưỡng glucose thận của thai phụ.Thứ ba là phải được sử dụng liều Insulin phù hợp và chế độ ăn hàng ngày.

Nhiễm trùng đường tiết niệu, tăng huyết áp, định lượng protein niệu và phát hiện những tổn thương ở đáy mắt.Xác định tuổi thi bằng siêu âm.

-Các nhà sản khoa và đái tháo đường phải khám thai phụ thường xuyên về tình hình bệnh cứ 15 ngày một lần, và nhiều hơn nữa một khi mà bệnh xuất hiện những biến chứng như: Tăng trọng lượng, tăng huyết áp, protein niệu, tăng acid uric máu, xét nghiệm tế bào vi trùng đường tiểu và kiểm tra thường xuyên đường máu.

-Mục đích của điều trị là làm thế nào cho đường máu về gần với mức bình thường, thứ nữa tránh các bệnh lý của thai nhi do đái tháo đường gây nên.

-Thai phụ nên nhập viện ở khoa sản từ tuần thứ 32-34 của thai kỳ, một đôi khi muộn hơn cũng có thể được.

                3 Theo dõi thai nhi

Thai nhi phải được theo dõi bằng:

Siêu âm nhiều lần để phát hiện dị dạng, sự tăng trưởng.

-Phải định lượng estradiol niệu và huyết thanh hàng ngày cho đến cuối thai kỳ.

-Ghi nhịp tim thai bằng monitoring sản khoa một đến hai lần trong ngày vào cuối thai kỳ.

-Thai phụ tự ghi nhận các cử động của thai nhi 3 lần/ ngày, mỗi lần 30 phút.

-Xét nghiệm tỷ lệ L/S trong nước ối để xác định độ trưởng thành của phổi thai nhi trước khi quyết định chấm dứt thai kỳ.

                4 Sự sinh đẻ

-Nếu bệnh đái tháo đường đã ổn định, thì có thể đợi đến 38 tuần hoặc cho đến khi đủ tháng để sinh.

-Trong thực tế, thái độ xử trí có thể thay đổi tùy theo type đái tháo đường :

+Ở bệnh đái tháo đường type B và C mà đã không có biến chứng nào.Xét nghiệm nước ối được tiến hành từ tuần thứ 36 hoặc 37 của thai nghén.Nếu tỷ lệ L/S là bằng hoặc lớn hơn 2 lần thì em bé có thể sống được, điều này cho phép khởi phát chuyển dạ.Nếu sự trưởng thành phổi chưa được thực hiện thì được thì xét nghiệm nước ối sau 8 ngày.

+Ở bệnh nhân đái tháo đường type D và F hoặc một khi mà thai nghén có biến chứng như cao huyết áp, viêm mủ cầu thận, …thì xét nghiệm nước ối được thực hiện vào đầu tuần lễ thứ 35 của thai nghén.

XÉT NGHIỆM ỐI

+Đối với đái tháo đường không ổn định thì khởi phát chuyển dạ từ khi có dấu hiệu trưởng thành phổi của thai nhi.

-Sự sinh đẻ bằng đường âm đạo nên được thực hiện khi mà điều kiện phần mềm và khung chậu tốt, nhưng vấn đề thường nhất là mổ lấy thai, khi mổ lấy thai nên gây mê toàn thân, hay gây tê vùng sau khi đã đạt được hàm lượng đường máu ở mức bình thường trong nhiều giờ trước khi tiến hành phẫu thuật.

Nguồn ghi copy:Daihocduochanoi.com

Link tại:Hướng điều trị ủa bệnh đái tháo đường và thai nghén