Kỹ thuật nội soi trực tràng – hậu môn

0
850
nội soi trực tràng hậu môn

 Kỹ thuật nội soi trực tràng – hậu môn

nội soi trực tràng hậu môn

Phần lớn các bệnh lý của đại tràng nói chung thường có biểu hiện tại niêm mạc trực tràng và đại tràng sigma. Mặt khác, các dụng cụ nội soi hậu môn trực tràng rất đơn giản, không tốn kém. Hơn nữa, soi trực tràng là một phương pháp để dung nạp, người bệnh chịu đựng dễ dàng, không cần gây tê, ít có tai biến. Kỹ thuật soi đơn giản, chỉ cần đòi hỏi biết cách sử dụng dụng cụ, biết cách nhận xét phân biệt các dạng tổn thương. Vì vậy bất kỳ người bác sĩ nội khoa nào ở các bệnh viện tuyến huyện cũng cần phải biết soi trực tràng để có thể chẩn đoán được bệnh.

1. Chỉ định

– Đi cầu ra máu tươi, táo bón, hội chứng lỵ, đau hoặc ngứa vùng hậu môn trực tràng.
– Tiền sử phẫu thuật vùng hậu môn trực tràng.
– Theo dõi diễn biến của các bệnh lý trực tràng và đại tràng.
– Lấy mẫu nghiệm xét nghiệm vi khuẩn, ký sinh trùng.
– Lấy dị vật ra khỏi trực tràng.

2. Chống chỉ định

– Nói chung là không có chống chỉ định tuyệt đối như nội soi đại tràng.
– Tuy nhiên cần thận trọng đối với bệnh nhân bị bệnh lý tim mạch như ngoại tâm thu, loạn nhịp tim, đồng thời phải dùng kháng sinh ở những bệnh nhân có bệnh lý van tim.

3. Chuẩn bị bệnh nhân

Thụt tháo 2 lần cách nhau tối thiểu 30 phút, lần 2 trước khi soi 1 giờ, hoặc bơm Microlax trước soi một giờ.
Có thể sử dụng lortrans như trong nội soi đại tràng nhưng thường chỉ cần uống 1 gói hòa trong 1 lít nước sôi nguội là đủ.
Bệnh nhân không cần nhịn ăn, nhưng càn được giải thích chu đáo tận tình tránh lo lắng hay phản ứng trong quá trình soi.
Việc sử dụng các thuốc tiền mê thường không cần thiết trừ những trường hợp đặc biệt bệnh nhân quá kích thích, nhạy cảm.

4. Một số bệnh lý thường gặp

4.1. Trĩ

Các búi trĩ thường được chẩn đoán tốt với một ống soi hậu môn (anuscope) hơn là với một ống soi trực tràng hay ống soi mềm. Soi trực tràng hay đại tràng sigma thường được chỉ định để loại trừ một khối u ở phần trên kèm theo với trĩ.
về giải phẫu học, các tĩnh mạch trĩ được sắp xếp thành 3 cột (phải trước, phải sau và trái). Ở phía trên và ở phía dưới vùng lược, các cột tĩnh mạch đó giãn tạo thành các đám rối. Như vậy trĩ là trạng thái sinh lý bình thường, nhưng khi các đám rối tĩnh mạch này giãn quá mức sẽ tạo thành bệnh trĩ.
Trĩ được phân loại thành trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, tri vòng.
– Trĩ nội: Hình thành do giãn quá mức đám rối tĩnh mạch trong nằm trên đường lược, phủ trên búi trĩ là niêm mạc màu hồng. Trĩ nội có thể được phân chia đơn giản thành 4 mức độ như sau:
+ Trĩ độ 1: Trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn;
+ Trĩ độ 2: Khi rặn ỉa, tri sa nhẹ ra ngoài ống hậu môn, có thể tự co lên;
+ Trĩ độ 3: Búi tri tự sa ra ngoài khi nghỉ ngơi, phải dùng tay ấn nhẹ trĩ mới lên;
+ Trĩ độ 4: Trĩ thường xuyên ở ngoài OHM.
– Trĩ ngoại: Hình thành do giãn quá mức đám rối tĩnh mạch trĩ ngoại. Trĩ ngoại nằm ngoài OHM, phủ trên búi trĩ là da quanh hậu môn.
– Trĩ hỗn hợp: Lúc đầu trĩ nằm trong OHM trên đường lược và trĩ ngoại nằm ngoài OHM phân cách giữa chúng là vùng lược. Khi dây chằng Parks chùng, trĩ nội và trĩ ngoại liên kết với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp.
– Trĩ vòng: Các búi trì to và các búi trĩ nhỏ liên kết với nhau thành 1 vòng tạo nên trĩ vòng.

4.2. Ung thư trực tràng

Nội soi trực tràng là một phương tiện tốt trong chẩn đoán khối u trực tràng, cần lưu ý rằng hơn một nửa số trường hợp ung thư đại trực tràng là khu trú ở trực tràng. Trên đại thể, ung thư trực tràng thường ở dưới các dạng sau:
– Thương tổn sùi, thương tổn loét hoặc phối hợp sùi loét với tính chất chung là dễ chảy máu khi tiếp xúc. Thương tổn nhiễm cứng dễ chảy máu;
– Thương tổn dạng polyp nhưng bề mặt không trơn láng, có nhiều ổ loét, dế chảy máu;
– Thương tổn làm hẹp lòng hậu môn, rất khó đưa ống lên trên được, dễ chảy máu khi tiếp xúc, khó bơm hơi.
Cần sinh thiết tất cả các trường hợp nghi ngờ để chẩn đoán xác định.

4.3. Polyp

Niêm mạc hậu môn trực tràng là một vị trí thường gặp polyp nhất, đặc biệt là ở trẻ em có triệu chứng đại tiện ra máu tươi. Polyp có thể có cuống hoặc không, có một hoặc nhiều polyp. Khi có polyp trực tràng cần chỉ định nội soi toàn bộ khung đại tràng để phát hiện các polyp ở cao hơn. Bề mặt polyp có thể trơn láng, chảy máu, hoặc có thể sùi loét trong trường hợp polyp thoái biến ung thư. Nội soi trực tràng còn cho phép tiến hành thủ thuật sinh thiết và cắt polyp qua nội soi.

4.4. Các bệnh lý khác

Viêm loét đại trực tràng, ung thư ống hậu môn, viêm loét ống hậu môn, u condylome, dò, áp xe, dị vật…

Copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Kỹ Thuật nội soi trực tràng – hậu môn