Một số phạm trù của âm dương

0
460
học thuyết âm dương

I/ Sự tương đối và tuyệt đối của hai mặt âm – dương

Sự đối lập giữa hai mặt âm dương là tuyệt đối, nhưng trong điều kiện cụ thể nào đó nó có tính tương đối.

Ví dụ: hàn thuộc âm đối lập với nhiệt thuộc dương, nhưng lương (là mát) thuộc âm đối lập với ôn (là ấm) thuộc dương. Trên lâm sàng tuy sốt (là nhiệt) thuộc dương, nếu sốt cao thuộc lý dùng thuốc hàn, sốt ít thuộc biểu dùng thuốc mát (lương)

II/ Trong âm có dương và trong dương có âm

Do âm dương cùng nương tựa với nhau, cùng tồn tại, có khi xen kẽ vào nhau trong sự phát triển

Ví dụ: từ sáng sớm đến giữa trưa là dương trong ngày, dương trong dương, từ giữa trưa đến sẩm tối, là dương trong ngày, âm trong dương, từ chập tối đến gà gáy là âm trong ngày. Âm trong âm, từ gà gáy đến sáng sớm là âm trong ngày, âm trong dương

III/ Bản chất và hiện tượng

Thông thường bản chất thường phù hợp với hiện tượng, khi chữa bệnh người ta chữa vào bản chất của bệnh, như bệnh hàn dùng thuốc nhiệt và bệnh nhiệt dùng thuốc hàn

Nhưng có lúc bản chất không phù hợp với hiện tượng gọi là “sự thật giả” (chân giả) trên lâm sàng trong chẩn đoán phải xác định cho đúng bản chất để dùng thuốc chữa đúng nguyên nhân.

Thí dụ:

Bệnh nhiễm khuẩn gây sốt cao (chân nhiệt) do nhiễm độc gây trụy mạch ngoại biên làm tay chân lạnh, ra mồ hôi lạnh (giả hàn) phải dùng thuốc mát lạnh để chữa bệnh

Bệnh ỉa chảy do lạnh (chân hàn) do mất nước, mất điện giải gây nhiễm độc thần kinh làm co giật, sốt (giả nhiệt) phải dùng thuốc nóng ấm để chữa nguyên nhân.

Hai mặt âm dương tuy đối lập nhưng luôn luôn lập lại cân bằng, thế bình quân giữa hai mặt. Bình hành là cùng tồn tại, sự cân bằng âm dương là sự cân bằng động và cân bằng tĩnh. Nếu sự cân bằng âm dương bị phá vỡ thì sự vật có nguy cơ bị tiêu vong

Thí dụ: Thức dậy là phải hưng phấn, khi ngủ là ức chế, tuy luân đổi lẫn nhau nhưng phải cân bằng nhau; thân nhiệt luôn duy trì 37 độ C là quá trình cân bằng giữa sinh nhiệt và mất nhiệt

Ăn uống để tích lũy năng lượng là đồng hóa thuộc âm, hoạt động tiêu hao năng lượng là dị hóa thuộc dương, đồng hóa -dị hóa phải cân bằng nhau…

Ý nghĩa của biểu tượng âm dương

học thuyết âm dương

Một hình tròn to biểu thị vật thể thống nhất

Bên trong có hai phần đen trắng biểu hiện của âm dương đối lập

trong phần trắng có một phần vòng tròn nhỏ màu đen là biểu thị trong dương có âm. trong phần đen có một phần vòng tròn nhỏ màu trắng là biểu thị trong âm có dương

Diện tích hai phần đen trắng bằng nhau được phân đôi bằng một đường hình sin biểu thị âm dương bình hành trong sự tiêu trưởng

IV/ Vận dụng học thuyết âm dương vào cơ thể

Âm bao gồm:

Ngũ tạng ( Tâm, can , tỳ, phế , thận)

Vật chất dinh dưỡng, huyết tinh tân dịch

Bụng, trong, phía dưới

Đường kinh trước bụng và phía trong cánh tay, chân

Trong âm có dương

Dương bao gồm:

Lục phủ (đởm, vị tiểu trường, bàng quang, tam tiêu, đại tràng)

Cơ năng hoạt động, khí

Lưng, bên ngoài, phía trên

Đường kinh ở lưng, ngoài chân, tay, mạng sườn

Trong dương có âm

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link tại : một số phạm trù âm dương