nguồn phát sinh kim loại nặng trong công nghiệp và sự ảnh hưởng đến con người

0
912
nhiễm độc chì

Kim loại nặng và ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Sự gia tăng tích lũy kim loại trong môi trường  từ hoạt động công nghiệp của con người. Việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch làm vật liệu đốt hằng ngày làm giải phóng khoảng 20 loại kim loại nặng độc hại vào môi trường bao gồm asen, beri, cađimi, chì, và niken. Các sản phẩm công nghiệp và việc sử dụng các vật liệu công nghiệp có thể chứa hàm lượng cao các nguyên tố kim loại độc hại. Tất cả được đào thải ra môi trường gây ô nhiễm các nguồn đất, không khí, nước… gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của con người. Ví dụ, thủy ngân được sử dụng để sản xuất clo và soda trong công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy, công nghiệp sản xuất pin, bóng đèn huỳnh quang, công tắc điện, sơn và các sản phẩm nông nghiệp, thuốc chữa răng, và dược phẩm.

nhiễm độc chì

– Asen: Được con người sử dụng trong ngành công nghiệp:

+ Khai thác quặng mỏ (Cu, Ni, Pb, Zn), luyện kim đưa vào môi trường một lượng lớn arsenic. Khoảng 62000 tấn arsenic phóng thích vào môi trường hàng năm từ các hoạt động này (Bissen & Frimmel, 2003).

+ Đốt các nhiên liệu hóa thạch từ các hộ gia đình, từ các nhà máy điện.

+ Sử dụng thuốc diệt nấm, thuốc trừ cỏ, thuốc diệt côn trùng và công nghiệp

+ Từ khi đưa vào sử dụng DDT năm 1947 và các loại thuốc trừ sâu hữu cơ khác có chứa các hợp chất arsenic hữu cơ (Bissen & Frimmel, 2003).

– Cađimi: Một sản phẩm phụ của việc khai khoáng kẽm và chì, là một chất gây ô nhiễm môi trường quan trọng. Nó được sử dụng rất nhiều trong sơn, thuốc nhuộm, ắc quy, và chất dẻo. Ngoài ra nó còn được sử dụng trong chất chống ăn mòn thép, sắt, đồng, đồng thau và các hợp kim khác. Các ứng dụng chủ yếu của Cd trong trong công nghiệp như: lớp mạ bảo vệ thép, chất ổn định trong PVC, chất tạo màu trong plastic và thủy tinh, và trong hợp phần của nhiều hợp kim là một trong những nguyên nhân phóng thích Cd vào môi trường.  Hàm lượng của Cd trong phân lân biến động khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc của đá phosphate. Phân lân có nguồn gốc từ đá phốt phát Bắc Carolina chứa Cd 0,054 g/kg, phân lân có nguồn gốc từ đá Sechura chứa hàm lượng Cd 0,012 g/kg, trong khi đó phân lân có nguồn gốc từ đá phosphate Gafsa chứa 0,07 g/kg (Bolan và cộng sự, 2003).

– Chì: Được sử dụng trong pin, trong bình ăcqui, trong một số dụng cụ dẫn điện. Một số hợp chất chì được thêm vào trong sơn, thủy tinh, đồ gốm như chất tạo màu, chất ổn định, chất kết gắn. Các sản phẩm thải từ ứng dụng của chì nếu không được tái chế hợp lý thải vào môi trường làm gia tăng lượng kim loại độc hại này trong môi trường. Ngoài ra một số hợp chất chì hữu cơ như tetraetyl hoặc tetrametyl chì được thêm vào trong xăng đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển.

– Thủy ngân: Nguồn do hoạt động của con người: đến từ các nhà máy điện đốt than; các lò đốt rác thải; những nơi khai thác thủy ngân, vàng, đồng, kẽm, bạc; các hoạt động luyện kim; thải bỏ các nhiệt kế và từ đốt rác thải y tế. Riêng chất thải từ các thiết bị y tế có thể phóng thích chiếm khoảng 5% thủy ngân trong nước thải (WHO, 1998).

– Đồng: Từ các chất thải công nghiệp, khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp là ô nhiễm bầu không khí, đất nước và gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe con người do sự tích lũy có thể gây các bệnh mạn tính về gan, não hoặc có thể gây ngộ độc cấp tính.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link tại : nguồn phát sinh kim loại nặng và sự ảnh hưởng đến con người