Nguyên tắc xây dựng khẩu phần cho bệnh nhân tăng huyết áp

0
1250
tăng huyết áp

1. Nguyên tắc chung xây dựng khẩu phần

Tăng huyết áp

1.2.Năng lượng

  • Hạn chế calo trong trường hợp béo quá mức và béo phì.
  • Vì bệnh huyết áp cao phần nhiều mắc vào khoảng 40 tuổi, bởi vậy việc giữ thể trọng bình thường rất quan trọng. Một số người sau khi giảm cân thì huyết áp cũng giảm theo.
  • Vì vậy, thực đơn nên có năng lượng thấp. Nếu béo quá mà ít hoạt động thì chỉ nên ăn 1.200 – 1.600 KCal. Nếu là người hoạt động vừa phải thì hạn chế ở mức 1.800 – 2.000 Kcal.

 1.2.Lipid

  • Giảm bớt lipid nhất là trường hợp béo trệ. Bởi vì việc giảm năng lượng của những bệnh nhân này thì trước hết bằng cách giảm lipit.
  • Nhất là lipid động vật, những thức ăn có cholesterol cần hạn chế (ví dụ như các loại phủ tạng, gan, óc, lòng đỏ trứng…).
  • Không nên ăn quá 30g lipit/24giờ và nên dùng dầu thực vật và các hạt có dầu.

 1.3.Glucid

  • Giảm bớt để tránh béo trệ. Hạn chế ở mức 300 – 350 g/ngày.
  • Glucid không có hại gỡ cho bệnh huyết áp, nhưng nếu dùng nhiều thì chế độ ăn sẽ có nhiều Calo và sinh béo trệ.
  • Nên dùng các hạt ngũ cốc nguyên vẹn như gạo tẻ, gạo nếp, khoai củ.

1.4.Protein

  • Có thể cho bệnh nhân ăn với số lượng protein như người bình thường (trừ trường hợp mắc thêm bệnh thận hoặc tim).
  • Nên ăn nhiều protein thực vật.

1.5.Vitamin

Ăn nhiều rau xanh và trái cây để tăng nguồn kali và vitamin, đặc biệt là các vitamin: C, E, b-caroten.

2. Lựa chọn thức ăn

2.1. Gia vị

  • Không nên dùng các loại gia vị như ớt, hạt tiêu hay hút thuốc lá, thuốc lào.
  • Tránh dùng rượu, cà phê, chè đặc vì nó kích thích thần kinh.

2.2. Muối

Hạn chế muối ăn
  • Nên ăn giảm muối hơn bình thường (dưới 6g/ngày kể cả muối trong thực phẩm).
  • Tuỳ từng thể bệnh mà có thể hạn chế muối tuyệt đối (tăng huyết áp ở người trẻ tuổi mà không tìm thấy nguyên nhân, tăng huyết áp có biến chứng tim và phù nhiều).

2.3. Nước

  • Lượng nước dùng vừa phải, vì dùng nhiều nước làm tuần hoàn máu bị rối loạn và gây ra biến chứng.
  • Không cần phải hạn chế trừ khi tim bị suy nhiều và phì nhiều.

2.4. Các thức ăn nên dùng

– Gạo tẻ, gạo nếp, khoai tây, khoai lang, khoai sọ và các loại đậu đỗ, lạc, vừng.

– Dầu cám, dầu vừng, dầu đậu tương, dầu ngô, dầu thực vật khác trừ dầu dừa.

– Sữa đậu tương, sữa chua, sữa giảm béo.

– Các loại thịt ít mỡ.

– Các loại cá sông, ao, hồ, cá biển, tôm, cua, mực.

– Trứng chỉ nên 1 – 2 quả/tuần.

– Các loại rau: Rau ngót, muống, cải các loại, bí, rau dền, giá đỗ.

– Nên chế biến dạng hấp, luộc. Nếu muốn ăn rán nên luộc chín bỏ nước rồi áp chảo vàng hai mặt.

– Uống nước chè xanh, hạt sen, lá vông, hoa hoè, nước nhân trần.

2.5. Các  thức ăn không nên dùng

– Thịt nhiều mỡ, nước dùng thịt, cá béo.

– Các loại phủ tạng: óc, tim, gan, thận, lòng…

– Các thức ăn muối mặn như dưa, cà, hành kiệu muối mặn, mắm cá, mắm tép.

– Đường mật, bánh mứt kẹo (ăn ít).

– Mỡ lợn, gà, cừu, bê.

– Nước chè đặc, cà phê, rượu, thuốc lá.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho bệnh nhân tăng huyết áp