Những điều cần biết khi bạn bị sai khớp.

0
741
Đi khám định kì để phát hiện sớm ung thư.

Khi có một chấn thương nhẹ hoặc hoạt động không đúng tư thế, chúng ta rất có khả năng bị sai khớp, vậy sai khớp là gi? Phân loại sai khớp như thế nào?

1.Định nghĩa

Sai khớp là sự di chuyển bất thường giữa các đầu xương ở mỗi khớp, nó làm thay đổi một phần hay hoàn toàn mối liên quan giữa 2 mặt khớp đối diện nhau và thường kèm theo rách bao khớp. Nói tới di chuyển giữa 2 mặt khớp là nói đến sự di chuyển của đầu ngoại vi:

– Khi có thay đổi một phần mối liên quan giữa 2 mặt khớp thì gọi là sai khớp một phần hay sai khớp không hoàn toàn (Sub Luxation).

– Khi có thay đổi hoàn toàn mối liên quan giữa 2 mặt khớp thì gọi là sai khớp hoàn toàn.

Sai khớp thường gặp nhiều ở tuổi tráng niên, tuổi từ 25 – 40, còn ở trẻ em và người già gặp ít. Cùng cơ chế gây chấn thương: ở thanh niên thì sai khớp,còn ở người già thì bị gãy xương (ví dụ: gãy cổ xương đùi – cổ xương cánh tay…) còn ở trẻ em thì thường bong sụn tiếp hơn là sai khớp. Trong các

khớp, sai khớp vai là thường bị sai nhất. Nó chiếm khoảng 60% so với cácloại sai khớp khác (Đặng Kim Châu).

Sai khớp

2. Phân loại sai khớp

2.1. Phân loại theo nguyên nhân

2.1.1. Sai khớp do chấn thương. Có 2 loại:

– Sai khớp do chấn thương trực tiếp là tác nhân gây thương tích tác

động trực tiếp vào vùng khớp làm cho mặt khớp trật ra. Sai khớp do nguyên

nhân này ít gặp.

– Sai khớp do chấn thương gián tiếp là tác nhân gây thương tích tác

động xa khớp và làm cho trật khớp, loại này rất thường gặp.

2.1.2. Sai khớp do bệnh lý: Lao khớp làm cho mặt khớp biến dạng rồi

dẫn tới sai khớp, hay gặp ở khớp háng…

2..1.3. Sai khớp bẩm sinh:Thường hay gặp ở khớp háng hoặc xương

bánh chè.

2.2. Phân loại theo vị trí

– Tuỳ theo vị trí của chỏm xương trật ra nằm ở vị trí nào so với ổ khớp

mà người ta chia ra các loại sai khớp ra sau,ra trước, vào trong, ra ngoài, lên

trên, xuống dưới.

2.3. Phân loại theo thời gian

– Sai khớp sớm là sai khớp đến trong những giờ đầu, ngày đầu hoặc

tuần đầu còn có khả năng kéo nắn được.

– Sai khớp muộn là sai khớp khoảng 2, 3 tuần mới tới, thường nắn ít có

kết quả và thông thường có chỉ định phẫu thuật.

– Sai khớp tái diễn là sai khớp bị tái đi tái lại nhiều lần ở một khớp.

2.4. Phân loại theo biến chứng

– Sai khớp kết hợp với gãy xương

– Sai khớp kết hợp với tổn thương thần kinh, mạch máu.

2.5. Phân loại theo thương tổn tổ chức phần mềm

– Sai khớp kín: ổ khớp không thông với bên ngoài

– Sai khớp hở: ổ khớp thông với môi trường bên ngoài qua vết

thương.Sai khớp hở có thể gây nên do lực chấn thương trực tiếp hoặc do đầu

xương chọc thủng phần mềm ra ngoài.

3. Tổn thương giải phẫu bệnh lý.

– Bao khớp: Thường bị rách có thể nhiều hoặc ít, bao khớp thường bị

rách ở chỗ khớp có điểm yếu và làm cho đầu xương chui qua vì vậy khi nắn

xong phải bất động để bao khớp mau lành.

– Dây chằng: Có thể bị đứt hoặc kéo dãn vì vây sai khớp rất đau do dây

chằng bị đứt

– Mạch máu: ít bị tổn thương nhưng những mạch máu nhỏ có thể bị đứt

vì vầy thường có máu ở trong khớp.

– Thần kinh: Có thể bị chèn ép trong trường hợp sai khớp di lệch nhiều.

– Các cơ: Có thể bị tổn thương

– Sụn khớp và xương: Sụn khớp ít khi bị tổn thương song xương có thể

bị bong ở nơi có các dây chằng hoặc cơ bám vào xương.

Coppy ghi nguồn : daihocduochanoi.com