Quá trình thải thuốc ra khỏi cơ thể

0
1512
Tương tác thuốc
cấu tạo thận

Thải trừ thuốc qua thận là đường thải trừ quan trọng nhất của các thuốc tan trong nước,có trọng lượng phân tử <300. Có 3 cơ chế thải thuốc qua thận:

– Lọc qua cầu thận

theo Cơ Chế này thuốc vận chuyển qua màng lọc phụ thuộc vào:

+ Kích thước của phân tử thuốc và kích thước lỗ màng: Các thuốc có phân tử lượng lớn ko thể qua màng trong điều kiện bình thường. Khi màng lọc bị viêm, sự xuất hiện Pr trong nước tiểu cũng là dấu hiệu cho thấy các phân tử lớn có thể vượt qua.

+ Áp lực lọc:Khi suy thận áp lực lọc đồng nghĩa với việc khả năng thanh lọc thuốc.

– Tái hấp thu ở ống thận theo cơ chế khuyếch tán thụ động:

+ Chuyển ngược thuốc từ nước tiểu vào máu gây giảm thải trừ thuốc.

+ Xảy ra với các thuốc có bản chất acid yếu or base yếu,yếu tố ảnh hưởng bao gồm:pK của phân tử thuốc và pH nước tiểu trong điều trị ngộ độc thuốc.

– Thải trừ qua vận chuyển tích cực ở ống thận:

Được thực hiện nhờ chất mang ở ống thận,yếu tố ảnh hưởng là sự tranh chấp chất mang hay tương tác giữa các thuốc thải trừ có cùng chất mang.

Ý nghĩa: Làm giảm thải trừ để tiết kiệm thuốc. Làm  tăng ­thải trừ để điều trị ngộ độc. Trong trường hợp suy thận cần giảm liều thuốc.

* Yếu tố ảnh hưởng:

có một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thả thuốc ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu như:

– Chức năng thận: nếu  giảm chức năng thận dẫn đến giảm thanh thải thuốc được đào thải qua thận

– pH nước tiểu: kiềm hóa nước tiểu dẫn đến tăng thải trừ các thuốc có bản chất acid yếu như Barbiturat, acid hóa nước tiểu làm tăng thải trừ các thuốc có bản chất kiềm yếu.

– Probenecid giảm thải trừ các penicilin

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Quá trình thải thuốc ra khỏi cơ thể