Thăm dò chức năng ruột non, đại tràng

0
919
ruột non - đại tràng

Ruột non

ruột non – đại tràng

Bình thường lượng dịch tiết 4 – 6lit/ng, khi đến van hồi manh tràng chỉ còn 0,61.

1. Test hấp thụ glucid

Cho uống đường D-xylose với nồng độ 25g/500ml nước sau đó do lượng xylose trong máu sau 2 giờ. Bình thường cao hơn 40mg%. Nếu thấp hơn là kém hấp thu trong trường hợp bị cắt đoạn ruột non, bệnh teo nhung mao.

2. Chức năng hấp thụ protid

Đo Nitơ trong phân, tìm sợi thịt chưa tiêu.

3. Test hấp thụ lipid

Tìm phân mỡ: Bình thường ăn 50 – 100g lipid chỉ có < 5g% mở trong phân. Nếu > 5g % là giảm hấp thụ.

4. Định lượng khuẩn chí ruột

Lấy dịch từ hỗng tràng: Bình thường có khoảng 103 VK/ mL. Nếu > 105 là có tình trạng phát triển quá mức vi khuẩn ờ ruột. Hoặc có thể dùng test thở với glycocholate có c14 Khi có tăng vi khuẩn, thì có tăng khử liên kết muối mật và phóng thích sớm CO2.

 Đại tràng

1. Các xét nghiệm đánh giá chức năng hậu môn – trực tràng

– Đo áp lực hậu môn trực tràng hay đo cơ điện đồ: Đo áp lực cơ bản khi nghĩ và khi bị thắt tối đa của ống hậu môn để đánh giá đáp ứng của cơ vân và tình trạng của thần kinh vận động. Dùng túi nước đưa vào trực tràng sẽ làm trực tràng phồng lên, cơ vòng trong của hậu môn giãn ra sẽ gây phản xạ ức chế hậu môn trực tràng và đo hoạt động điện của cơ vòng ngoài hậu môn. Xét nghiệm này dùng để đánh giá sự toàn vẹn của phản xạ thần kinh vận động cũng như trương lực cơ vòng ngoài của hậu môn trong thời kỳ tống phân.
+ Bình thường, Áp lực trực tràng hậu môn khi nghĩ (sau khi đã thích nghi được 10 phút) tương đương với 60 – 90cm H20 và thay đổi theo tuổi.
+ Co cơ tự ý: Áp lực tăng nhanh tạm thời và chi kéo dài vài giây.
+ Giảm trương lực cơ vòng trong: áp lực tăng và kéo dài lâu hơn. Biểu hiện táo bón nặng khi giảm trương lực cơ vòng trong nhưng táng trương lực cơ vòng ngoài.
Ngoài ra, có thề đo điện thế cơ bằng cách dùng điện cực nhét vào hậu môn.
– Đo áp lực bóng trực tràng: Đo độ giãn trực tràng, sự đáp ứng co cơ và phản xạ giãn trực tràng – hậu môn. Dùng để thăm dò khả năng giữ phân của bóng trực tràng bằng truyền nước muối vào trực tràng để xem khả năng co thắt cơ chống lại kích thích do trực tràng khi bị căng.

2. Thăm dò thời gian vận chuyển qua ruột từng đoạn (phương pháp của Arhan p. Devroede)

Thực hiện khi có bằng chứng của sự chậm vận chuyển phân, dùng để chẩn đoán táo bón do đại tràng hay do tại trực tràng. Phương pháp này được thực hiện như sau: Cho bệnh nhân uống trong 5 buổi sáng, mỗi buổi 20 viên cản quang được bọc gelatin với 2 dạng viên có hình khác nhau vào giờ thứ 72, 96 và 120. Sau đó cho chụp nhuộm đại tràng có cản quang. Nếu còn giữ lại trong đại tràng > 5 viên là gợi ý cho sự chậm vận chuyển. Nhưng nếu chất này chỉ tập trung ờ trực tràng trong khi đã hết ở đại tràng chứng tỏ chậm vận chuyển là do trực tràng bị phình, giãn.

3. Biểu đồ hài phân

Dùng X quang để thăm dò hình ảnh bóng trực tràng, hình ảnh tống phân. Thụt baryte trộn bột khoai tây rồi chụp X quang ở tư thế ngồi lúc nghĩ và lúc rặn để tống phân trên phim nghiêng để đo góc hậu môn – trực tràng, đo độ võng cơ tầng sinh môn lúc tống phân cũng như đo chức năng co cơ mu – trực tràng. Xét nghiệm này thường dùng chẩn đoán táo bón mà không do tổn thương thực thể ở đại trực tràng hoặc trường hợp bất thường hình thái trực tràng như trực tràng phình hay trực tràng lớn.
Ngoài ra, có thể dùng phương pháp chụp nhấp nháy phóng xạ.

Copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Thăm dò chức năng ruột non , đại tàng