Thuốc kháng toan trong điều trị loét dạ dày tá tràng và các áp dụng điều trị

0
737
Thuốc kháng toan

 Thuốc kháng toan

Thuốc kháng toan

Bicarbonat natri và canci không được dùng nữa do tác dụng dội và làm tăng canci máu gây sỏi thận. Người ta thường dùng kết hợp hydroxyd nhôm và magie để giảm tác dụng gây bón của nhôm và gây đi chảy của magie; tuy nhiên chúng cũng tạo các muối phosphat không hòa tan lâu ngày gây mất phospho (tính chất này được khai thác để điều trị tăng phospho máu trong suy thận). Các biệt dược thường là Maalox, Gelox, Alusi, Mylanta có them Simeticon là chất chống sùi bọt làm giảm hơi trong dạ dày, Phosphalugel được trình bày dưới dạng gel nên có tính chất băng niêm mạc và giữ lại trong dạ dày lâu hơn; liều dùng 3 – 4g/ngày thường dược nhai nhỏ trong hoặc sau khi ăn, những nghiên cứu gần đây cho thấy các thuốc này giúp làm dịu Cơn đau và giúp ngăn ngừa loét do stress còn ít có khả năng lành sẹo nên thường dùng như một thuốc phối hợp.

 Áp dụng điều trị

– Loét dạ dày:
+ Trong trường hợp không tăng toan tăng tiết: thường chù yếu chỉ dùng thuốc bảo vệ niêm mạc. Ví dụ: Ulcar gói 1 g, ngày 3 gói, uống 30 phút đến 1 giờ trước ăn và 1 gam trước khi đi ngủ, có thể dùng them an thần như Tranxène 5mg tối uống một viên.
+ Nếu có nhiễm HP thì áp dụng phát đồ điều trị hiện nay là phối hợp 3 thuốc diệt HP như sau: Bismuth + Tetracycline + Metronidazole hoặc Bismuth + Amoxicillin + Metronidazol, Amoxicilline + Tinidazole + Omeprazole hoặc Amoxilline + Clarithromycine + Omeprazole. Tuy nhiên đã có một số trường hợp đề kháng với Tetracycline và Metronidazole (40 – 50%), nên người ta thích phối hợp Bismuth + Clarithromycin + Tinidazole + ức chế bơm proton. Trong thời gian 6-8 tuần, tỉ lệ lành sẹo 80 – 85%.
+ Trong trường hợp có tăng toan tăng tiết áp dụng phát đồ điều trị tương tự như loét tá tràng nhưng thời gian 6-8 tuần.
+ Theo dõi điều trị: rất quan trọng trong điều trị loét dạ dày sau 3 – 4 tuần điều trị cần kiếm tra nội soi và sinh thiết, sau đó 3 tháng, rồi 6 tháng và hàng năm trong 5 năm đàu. cần sinh thiết nhiều mảnh trên nhiều vùng và nhiều vòng khác nhau (8-12 mẫu). Nếu có dị sản cần tích cực kiểm tra lại sau khi điều tri tích cực 3 tuần. Nếu có loạn sản hoặc có hình ảnh ung thư cần phẫu thuật.
– Loét tá tràng:
+ Trong loét tá tràng, đa số đều có tăng toan và tăng tiết nên thường áp dụng phát đồ phối hợp: 1 kháng tiết mạnh + 1 bảo vệ niêm mạc. Ví dụ: 1 kháng H2 mạnh như Ranitidin, Famotidine hoặc Omeprazole + Sucralfate, cụ thể là Ranitidine 300mg hoặc Famotidine 40 mg uống chia 2 lần sau ăn hoặc một lần khi đi ngủ + Sucralfate 3 g uống 3 lần trước ăn 30 phút và lg trước lúc đi ngủ.
+ Trong trường hợp có HP, cho thêm thuốc diệt HP như trong loét dạ dày, thời gian cho kháng sinh thường là 2 tuần. Kết quả một số phác đồ điều trị 3 thuốc như sau:
• Bismuth (480mg/ngày) + Tetracycline l,5g/ngày (hay Amoxicillin) + Metronidazol (l,5g/ngày) X 2 tuần lành bệnh là 85%.
• Ranitidin (300mg/ngày) + Amoxicillin (l,5g/ngày) + Metronidazol (l,5g/ngày) X 2 tuần, sau đó tiếp tục dùng Ranitidine thêm 2 tuần, tỉ lệ lành bệnh là 89%.
• Omeprazol (40mg/ngày) + Clarithromycine (0,5 – lg/ngày) + Tinidazol (l,5g/ngày) X 1 tuần, lành bệnh là 93,2% hoặc Omeprazol (40mg/ngày) + Clarithromycine (0,5 – lg/ngày) + Amoxicilline (1,5g/ngày) X 1 tuần, lành bệnh là 90%.
+ Trong một số vùng tỉ lệ đề kháng cao người ta đã áp dụng phát đồ 4 thuốc như sau: Bismuth + Tetracycline (hoặc Amoxicilline) + Meừonidazol + Omeprazole và có thể rút ngắn thời gian điều trị xuống 2 tuần, hoặc dùng các thuốc mới như Levofloxacin, Rifabutin và Nitrofurantoin. Tốt nhất là nuôi cấy làm kháng sinh đồ.

copy ghi nguồn : daihocduochnoi.com

link bài viết tại : Thuốc kháng toan trong điều trị loét dạ dày tá tràng và các áp dụng điều trị