Theo y học cổ truyền, cây bách bệnh vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi thấp, lợi tiểu, thường dùng chữa tiểu tiện ra máu, nhức mỏi, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng,…
1.Tên gọi:
Cây bách bệnh hay còn được gọi là cây bá bệnh, mật nhân, hậu phác nam, nho nan (Tày),…
Cây bách bệnh có tên khoa học là Eurycoma longifolia Jack (Crassula pinnata Lour), thuộc họ thanh thất Simaroubaceae.
2.Phân bố:
Cây bách bệnh mọc phổ biến ở khắp nước ta nhưng phổ biến nhất ở miền trung, còn thấy ở Malaixia, Inđônêxia.
3.Mô tả cây:
– Là loại cây trung bình, cao khoảng 15m, thường mọc dưới tán lá của những cây lớn.
-Lá cây có mặt trên là màu xanh, còn mặt dưới là màu trắng, lá dạng kép có từ 13 đến 42 lá kết đôi với nhau.
-Cây bách bệnh là loài đơn tính khác gốc nên mỗi cây chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái. Tháng 6 là thời gian tạo trái của cây, khi non thì quả có màu xanh và khi chín thì quả có màu đỏ sẫm. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh ở giữa, chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.
4.Công dụng của cây bách bệnh:
Đúng như tên gọi, đây là loại cây có thể chữa được nhiều bệnh. Bộ phận dùng làm thuốc là lá, thân, vỏ thân và rễ:
-Vỏ thân dùng để chữa đầy bụng, ăn không tiêu: Vỏ thân bách bệnh 12g, trần bì 8g, can khương 4g, đậu khấu 6g, xích phục linh 12g, cam thảo 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang. Uống 5-7 ngày.
-Lá dùng để chữa chàm ở trẻ nhỏ, chữa ngứa, ghẻ lở: lấy lá đun nước tắm, rửa sạch chỗ bị chàm rồi giã nát đắp lên đến khi khỏi.
-Quả cây bách bệnh chữa được say rượu, chữa được bệnh gan, và ngộc độc, chữa lỵ.
-Rễ cây dung để sắc uống chữa phụ nữ kinh nguyệt không thông, đau bụng khi có kinh.
-Ngoài ra, cây bách bệnh còn có công dụng đặc biệt là :tăng cường sinh lực, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý ở nam giới, đó là nhờ những hoạt chất có trong cây như quassinod, alcaloid carbolin, alkaloid canthin, triterpen,… Những chất này làm tăng sự ham muốn của người đàn ông, rất thích hợp cho những người yếu sinh lý. Và y học cổ truyền có bài thuốc như sau: bách bệnh 400mg, tinh chất nhân sâm 50mg, linh chi 50mg được bào chế thành viên nang. Liều lượng và cách dùng theo chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc Đông y.
Qua đó ta có thể thấy, cây bách bệnh là một loại thuốc quý, có rất nhiều công dụng nên chúng cần được trồng và bảo tồn để có thể nghiên cứu được hết tác dụng của cây.
Copy ghi nguồn DaiHocDuocHaNoi.com
link bài viết CÔNG DỤNG CỦA CÂY BÁCH BỆNH