Bệnh tiêu chảy cấp

0
1285
tiêu chảy cấp
Hình ảnh vệ sinh phòng chống bệnh tiêu chảy cấp

Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở trẻ em, đặc biệt là gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch đề kháng của trẻ, suy dinh dưỡng và nguy cơ tử vong cao.

Xem thêm các mẹo chăm sóc bé, các cách trị táo bón cho bé tại isilax

Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng trên 3 lần 1 ngày. Tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài không quá 14 ngày, khác với tiêu chảy kéo dài (tiêu chảy trên 14 ngày).

Các tác nhân gây bệnh tiêu chảy thường qua đường phân miệng. Phân trẻ bị tiêu chảy chứa mầm bệnh là vi khuẩn gây bệnh. Khi sinh hoạt thiếu vệ sinh như không ăn chin, uống sôi, rửa tay.. thì dễ làm phát tán nguồn bệnh và lại làm cho trẻ nhiễm bệnh. Các đợt tiêu chảy cấp thường mắc với nhóm trẻ 6-11 tháng tuổi và càng dễ dàng hơn với nhóm trẻ thể trạng yếu, suy dinh dưỡng hay suy giảm miễn dịch… Ngoài ra thì một số yếu tố khác cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng của tiêu chảy cấp như tính chất địa dư (tiêu chảy theo mùa), thói quen sinh hoạt thiếu vệ sinh, phong tục tập quán…

Có nhiều tác nhân gây nên bệnh tiêu chảy cấp như các loại virus (rotavirus, adenovirus…), vi khuẩn( các chủng vi khuẩn Ecoli, trực khuẩn lỵ, vi khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả…) và các loại kí sinh trùng (amip, giardia…) với rất nhiều cơ chế gây bệnh khác nhau. Trong đó, chúng ta cần đặc biệt lưu ý tới rotavirus là tác nhân gây tiêu chảy cấp cho trẻ dưới 2 tuổi, hay phẩy khuẩn tả rất dễ lan tràn thành dịch.

Các loại vi sinh vật nói trên gây bệnh ở hệ tiêu hóa của trẻ, làm nhiễm độc đường tiêu hóa, phá hủy các tế bào ở đây, gây tăng xuất tiết dịch vào lòng ruột, mất cân bằng áp lực thẩm thấu làm cho trẻ không hấp thu được chất dinh dưỡng, tăng xuất tiết vào đường tiêu hóa, gây mất nước nhanh chóng. Tình trạng kéo dài sẽ gây nhiễm acid chuyển hóa và mất ion kali.

Là một bệnh xảy ra với tình trạng nhiễm độc ,mất nước và mất cân bằng chuyển hóa, tiêu chảy cấp thường có một số biểu hiện điển hình sau đây

  1.       Đường tiêu hóa:

  •         Bệnh xảy ra đột ngột: trẻ đi ngoài lỏng, nhiều nước, nhiều lần (có thể từ 10-15 lần /ngày), có thể lẫn nhày máu mũi.
  •         Nôn nhiều (do rotavirus), và trẻ thường rất biếng ăn, chỉ thích uống nước
  1.       Biểu hiện mất nước:

  •   Trường hợp cấp tính, trẻ mất nước nhanh thì trẻ có thể kích thích vật vã, sau đó là li bì hôn mê.
  •   Trẻ thường khát nước, uống nhiều. Mắt có thể trũng (nhìn bọng mắt), hoặc khô. Miệng lưỡi trẻ đều khô tùy theo mức độ mất nước của trẻ. Độ chun giãn, đàn hồi của da giảm, da khô… Nếu trẻ bị tiêu chảy do vi khuẩn thì có thể có sốt kèm theo.

Đối với trẻ còn bú thì biểu hiện bỏ bú là một dấu hiệu quan trọng cần hết sức lưu ý.

Khi phát hiện ra trẻ có dấu hiệu của tiêu chảy cấp và mất nước, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế để xác định tình trạng mất nước để kịp thời xử trí. Một số các xét nghiệm rất cần thiết cho viêc chẩn đoán và xác định tình trạng trẻ như soi phân tươi để tìm nguyên nhân gây bệnh, điện giải đồ để xác định tình trạng nhiễm khuẩn, công thức bạch cầu để xác định tình trạng nhiễm khuẩn.

Trong chẩn đoán và điều trị tiêu chảy cấp thì có nhiều cách phân loại như phân loại dựa vào mức độ mất nước, phân loại dựa vào rối loạn điện giải và rối loạn thăng bằng kiềm toan (mất nước ưu trương, nhược trương, dẳng trương, mất điện giải…), phân loại dựa vào cơ chế gây tiêu chảy và cuối cùng là dựa vào cơ chế nhiễm khuẩn đi kèm.

Hiện nay, phác đồ điều trị dưa trên mức độ mất nước được áp dụng phổ biến hơn cả. khi điều trị theo phác đồ này, người ta phân thành 3 mức độ mất nước là mất nước A, mất nước B, và mất nước C để bù nước và điện giải theo phác đồ A, phác đồ B và phác đồ C. Với cách này thì chúng ta sử dụng Oresol là dung dịch tốt nhất để bù nước và điện giải cho trẻ, với từng phác đồ thì cách cho uống và lượng Oresol cho trẻ uống là khác nhau. Còn nếu trẻ không uống được thì phải bù nước cho trẻ bằng ống thông dạ dày và truyền tĩnh mạch. Các loại Oresol hiện nay thường là gói chuẩn pha với 1 lít nước.

Sau khi bù nước và điện giải theo các phác đồ thì phải tiến hành đánh giá lại tình trạng trẻ để quyết định hướng xử trí tiếp theo.

Một điều rất quan trọng trong xử trí và chăm sóc trẻ tiêu chảy là dinh dưỡng cho trẻ. Ăn uống cần đảm bảo dinh dưỡng, không kiêng khem. Đối với trẻ còn bú thì lưu ý cho trẻ bú đây đủ, như bình thường. Với trẻ đã cai sữa thì chú ý ăn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, các loại thức ăn mềm, dễ tiêu. Đặc biệt, thức ăn phải đảm bảo an toàn, vệ sinh, không ôi thiu, không nhiễm bẩn,…, để tránh làm nặng thêm cũng như  làm trẻ nhiễm bệnh trở lại.

Ngoài ra, phải điều trị nhiễm khuẩn nếu có, không sử dụng kháng sinh tùy tiện (không hiệu quả và gây ra kháng kháng sinh), bổ sung kẽm, bổ sung các loại lợi khuẩn đường ruột (probiotics), và các biểu hiện khác như chướng bụng, co giật…

Tiêu chảy cấp là một bệnh nguy hiểm và phổ biến. Chúng ta có thể phòng tránh được bằng nhiều cách như cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì đến 2 tuổi. Sữa mẹ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ và cung cấp một hệ thống miễn dịch tương đối vững chắc ở những năm đầu đời. Một cách bảo vệ trẻ là uống vaccine rotavirus cho trẻ dưới 6 tháng có thể giúp trẻ miễn dịch đối với virus này. Ngoài ra, một yếu tố quan trọng là giữ gìn vệ sinh thật tốt, sử dụng nguồn nước sạch, sử dụng hố xí an toàn rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi chăm sóc trẻ… sẽ hạn chế nguy cơ lây bệnh tốt hơn.