THS.BS TRẦN THÀNH TỚI – LỜI KHUYÊN VỀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO NGƯỜI BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

0
17
THS.BS TRẦN THÀNH TỚI - LỜI KHUYÊN VỀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO NGƯỜI BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
THS.BS TRẦN THÀNH TỚI - LỜI KHUYÊN VỀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO NGƯỜI BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Quá trình công tác, làm việc của Bác sĩ Trần Thành Tới

Bác Sĩ Trần Thành Tới tốt nghiệp từ Trường Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Với chuyên môn về nội tiêu hóa gan mật, ông đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và Bệnh viện Nguyễn Trãi.

Ngoài công tác lâm sàng, Bác Sĩ Trần Thành Tới còn tham gia giảng dạy tại Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, Khoa Y Dược – Đại học Hồng Bàng, và Khoa Y Sinh – Đại Học Thể Dục Thể Thao. Hiện nay, Bác Sĩ Trần Thành Tới đang cộng tác tại Bệnh Viện Pháp Việt, nơi ông tiếp tục đóng góp vào sự phát triển y học và giúp đỡ các bệnh nhân bằng sự nhiệt huyết và tâm huyết của mình với nghề.

Bác sĩ Trần Thành Tới - Tư vấn thăm khám cho các bệnh nhân
Bác sĩ Trần Thành Tới – Tư vấn thăm khám cho các bệnh nhân

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là vô cùng cần thiết đối với các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Nếu không tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng cần thiết có thể rất dễ dẫn tên tình trạng bệnh ngày càng nặng, thậm chí là biến chứng.

Bác sĩ Trần Thành Tới, người đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc, thăm khám tại khoa nội tổng quát và tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân tiểu đường. Theo Bác sĩ Trần Thành Tới, việc duy trì lối sống, thói quen sinh hoạt lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý thật sự rất cần thiết với các bệnh nhân tiểu đường. Cùng tham khảo lời khuyên của Bác sĩ Trần Thành Tới trong bài viết dưới đây nhé.

Bác sĩ Trần Thành Tới chia sẻ về chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tiểu đường

Bác sĩ Trần Thành Tới có chia sẻ: Thông thường, khi đi khám, thời gian tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân bị tiểu đường không có nhiều nên khá khó để có thể hình dung và có cái nhìn tổng quan về chế độ ăn của mình. Nhiều người khi nghe đến kiêng khem, về nhà lại không dám ăn, dẫn đến tình trạng cơ thể không đủ chất.

Bác sĩ Trần Thành Tới - Người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường
Bác sĩ Trần Thành Tới – Người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường

Bác sĩ Trần Thành Tới phân tích, người bị tiểu đường phải tuân thủ một chế độ ăn nghiêm ngặt nhằm đảm bảo giữ ổn định đường huyết trong máu, kiểm soát cân nặng, tránh yếu tố nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu. Khi cơ thể tiêu thụ calo quá nhiều so mức cần thiết, đặc biệt là bột đường và chất béo, đường huyết trong cơ thể sẽ tăng làm tổn thương thần kinh, thận và tim. Do đó các Bác sĩ Trần Thành Tới luôn khuyên bệnh nhân bị bệnh tiểu đường phải cân bằng và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và thay đổi thói quen lối sống sinh hoạt lành mạnh

Bác sĩ Trần Thành Tới chia sẻ nguyên tắc dinh dưỡng của người bị tiểu đường:

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị tiểu đường
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị tiểu đường
  1. Kiểm soát lượng Carbohydrate:
  • Chọn Carbohydrate có chỉ số đường huyết thấp: Gạo lứt, yến mạch, hạt lanh, hạt chia,…
  • Hạn chế Carbohydrate đơn và đường, bác sĩ Trần Thành Tới nhấn mạnh: Tránh các thực phẩm có đường tinh luyện như đường trắng, bánh ngọt, bánh mì trắng, và mì ăn liền. Thay vào đó, dùng đường thay thế như inositol, xylitol, erythritol hoặc stevia.

2. Tăng cường Protein:

  • Bác sĩ Trần Thành Tới khuyên bệnh nhân tiểu đường nên chọn nguồn protein ít chất béo như cá, gà, thịt bò không ăn mỡ, nguồn protein từ đậu nành, mè đen, đỗ đen, đỗ xanh, đỗ đỏ…, và trứng là các nguồn protein tốt cho người tiểu đường.
  • Phân chia khẩu phần protein mỗi bữa ăn: Điều này giúp duy trì cảm giác no lâu hơn và kiểm soát mức đường huyết sau bữa ăn.

3. Sử dụng chất béo lành mạnh:

Sử dụng lượng chất béo vừa phải và chọn chất béo không no và không bão hòa: Dầu olive, dầu hạt lúa mạch, hạt, hạt giống và các loại dầu từ hạt như dầu hạt bơ, dầu hạt hướng dương là các nguồn chất béo tốt cho người tiểu đường. Chúng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và kiểm soát đường huyết.

4. Đầy đủ chất xơ, vitamin, khoáng chất

Một bí quyết được Bác sĩ Trân Thành Tới nhắc tới là muốn bổ sung đầy đủ vitamin khoáng chất thì nên ăn đa dạng rau củ quả nhiều màu: xanh, đỏ, cam, vàng, xanh tím… Một số rau quả giàu chất xơ như cải xoăn, bí đỏ, cà rốt, cải bó xôi, củ dền, việt quất… cung cấp đầy đủ các loại vitamin, chất xơ, khoáng chất tốt cho người tiểu đường. Chúng giúp giảm tốc độ hấp thụ đường và duy trì mức đường huyết ổn định.

5. Chia nhỏ bữa ăn:

Ăn những bữa nhỏ liên tục trong ngày: Thay vì ba bữa lớn, hãy chia thành nhiều bữa nhỏ để giữ cho mức đường huyết ổn định suốt cả ngày. Có thể có các bữa nhẹ giữa các bữa chính nếu cần.

6. Theo dõi lượng calo:

Giữ cân nặng ổn định: Theo dõi lượng calo cung cấp cho cơ thể và điều chỉnh để duy trì cân nặng lý tưởng. Cân nặng ổn định giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ các biến chứng liên quan đến tiểu đường.

7. Thực hiện tập thể dục đều đặn:

Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường cơ bắp, và cải thiện khả năng sử dụng insulin. Điều này giúp kiểm soát mức đường huyết và giảm nguy cơ các biến chứng của tiểu đường.

Đồng thời Bác sĩ Trần Thành Tới cũng chia sẻ, chế độ dinh dưỡng là một phần quan trọng của việc quản lý bệnh tiểu đường. Việc tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối, cùng với việc duy trì lối sống lành mạnh, sẽ giúp người tiểu đường kiểm soát mức đường huyết và cải thiện chất lượng cuộc sống. Trước khi thay đổi chế độ dinh dưỡng hoặc bắt đầu kế hoạch tập thể dục mới, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có lộ trình phù hợp và chính xác nhất.