Một số hướng dẫn khi sử dụng kháng sinh

0
697
Đúng-Sai-Tính mạng

 

1 Trước khi sử dụng kháng sinh:

1.1  Cần xác định bệnh và vi khuẩn gây bệnh:

Thuốc kháng sinh

-Có phải do sốt nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn.

– Nếu do nhiễm khuẩn thì do vi khuẩn nào?

Cần xác định vi khuẩn bằng khám lâm sàng, dự đoán mầm bệnh, xét nghiệm, soi tươi, nuôi cấy và làm kháng sinh đồ. Không dùng kháng  sinh để điều trị bệnh không do nhiễm khuẩn hoặc không biết rõ vi khuẩn gây bệnh.

-Khi xác định được bệnh do vi khuẩn cần xác  định:

Nếu là bệnh cấp cứu thì phải điều trị khẩn cấp cùng với thăm khám làm các xét nghiệm và theo dõi trong suốt quá trình điều trị

Nếu là nhiễm khuẩn nguy hiểm đến tính mạng thì phải lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm.Trong trường hợp bệnh nhẹ thì không cần lấy bệnh phẩm mà tùy từng biểu hiện lâm sàng thầy thuốc có thể điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm.

Dùng kháng sinh càng sớm càng tốt ngay khi xác  định được bệnh và vi khuẩn gây bệnh.

 1.2 Lựa chọn kháng sinh phù hợp:

-Căn cứ vào loại vi khuẩn gây bệnh Một số hướng dẫn khi sử dụng kháng sinh và kháng sinh đồ.Một số hướng dẫn khi sử dụng kháng sinh

-Căn cứ vào phổ tác dụng, cơ chế tác dụng, dược động học, đường sủ dụng, thời gian sử dụng và tai biến.

*Sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm:

Trên thực tế trong trường hợp  bệnh nguy hiểm mà không hoặc chưa có kết quả xét nghiệm, người thầy thuốc cần dựa vào kinh nghiệm để lựa chọn kháng sinh cho thích hợp:

– Vị trí ổ nhiễm trùng ban đầu.

-Tuổi.

-Nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện hay cộng đồng.

-Các thông tin về nuôi cấy lần trước.

-Dịch tễ học để lựa chọn kháng sinh còn nhạy cảm hay đã kháng kháng sinh.

*Liệu pháp kháng sinh có định hướng:

Khi đã biết rõ vi khuẩn gây bệnh cần phải:

-Chọn kháng sinh phổ hẹp đặc hiệu cho mầm bệnh.

– Liều lượng thích hợp để nâng cao kết quả điều trị và hạn chế vi khuẩn kháng thuốc.

– Nên dùng một loại kháng sinh, lựa chọn đúng và đủ liều. Khi cần lắm mới phải dùng phối hợp kháng sinh.

   1.3 Tìm hiểu cơ địa người bệnh:

                Tức là khả năng tiếp nhận kháng sinh của người bệnh, phải đặc biệt lưu ý ở một số cơ địa: trẻ em, người gầy yếu, người già, phụ nữ có thai, cho con bú và các bệnh kèm theo như: gan, thận, nội tiết.

2 Trong quá trình điều trị bằng kháng sinh:

Đúng-Sai-Tính mạng

2.1 Theo dõi hiệu quả của thuốc:

Nếu chẩn đoán và sử dụng thuốc chính xác thì trong 2-3 ngày các triệu chứng toàn thân và tại chỗ thuyên giảm. Nếu không có kết quả cần xem lại chẩn đoán và vấn đề lựa chọn kháng sinh. Ngoài theo dõi lâm sàng cần phải làm xét nghiệm : Bạch cầu, tốc đọ máu lắng, xquang, siêu âm……

2.2.Đề phòng hiện tượng kháng thuốc:

Để ngăn cản vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh thứ phát, phải sử dụng kháng sinh phổ hẹp, chỉ định đúng, đúng liều lượng, đúng thời gian.

2.3 Theo dõi độc tính của thuốc.

3 Một số vấn đề khác cần lưu ý

3.1 Phối hợp kháng sinh:

Tốt nhất nên dùng kháng  sinh đơn độc.

Trong một số trường hợp bắt buộc phải dùng kháng sinh phối hợp như bệnh lao.

Kháng sinh chia làm 2 nhóm lớn theo tác dụng:

Cơ chế tác dụng

Cơ chế tác dụng

Nhóm 1: Kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn gồm : Beta lactam, aminoside, polypeptipe, vancomycine.

Nhóm 2: Kháng sinh co tác dụng kìm khuẩn: tetracycline, macrolide…

Kết hợp kháng sinh trong nhóm I với nhau có tác dụng cộng hoặc tăng mức.

Kết hợp kháng sinh trong nhóm II với nhau có tác dụng cộng.

Kết hợp kháng sinh nhóm I với nhóm II sẽ có tác dụng đối kháng

3.2 Kháng sinh dự phòng:

Rất hạn chế chủ yếu dùng trong sản khoa.

3.3 Tránh tương kị và tương tác của thuốc.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Một số hướng dẫn khi sử dụng kháng sinh