Khái niệm về độc chất học
Độc chất học là môn học nghiên cứu về tính chất lý hóa và tác động của chất độc trong cơ thể sống, các phương pháp nghiên cứu để phát hiện, cách phòng và chống tác động có hại của các chất độc
Phân loại chất độc
– Theo nguồn gốc chất độc: + Tự nhiên: Đông vật, thực vật, Vi sinh vật, Khoáng vật. VD: nọc rắn, mật cá trắm, Afatoxin( lạc mốc)
+ Tổng hợp, bán tổng hợp: Gardenal, Aspirin
– Theo tính chất lý hóa của chất độc: + Dạng khí, lỏng, rắn: N2O, CO, Pb…
+ Vô cơ kim loại, á kim, acid, bz: chì, Asen, Cu
+ dang hợp chất hữu cơ : Aldehyd, este, HC chứa nito-lưu huỳnh: Methylic, Ethylic..
– Theo độc tính
+ Dựa trên LD50 liều đơn đường uống ở chuột: cực độc, độc tính cao, độc tính trung bình, độc tính cấp, không gây độc, không có hại
+ Dựa trên liều có thể gây chết ở người nặng 70kg theo Gosselin, Smith và Hodge: siêu độc, cực độc, rất độc, độc tính trung bình, độc tính thấp, không gây độc
– Phương Pháp phân tích chất độc: + Tan trong nước hoặc trong dung dịch acid, kiềm
+ Chất độc có thể chiết tách được trong các dung môi hữu cơ: EtOH, MeOH…
– Tác động của chất độc trên cơ quan đích của cơ thể
+ Thần kinh trung ương: Gardenal, thuốc mê
+ Tim mạch: Digoxin, Corazol
+ Gan thận: INH, Streptomycin
– Tác dụng đặc biệt của chất độc
+ Gây ung thư: Aflatoxin, Nitrosamin, hc hydrocarbon thơm đa vòng…
+ Chất độc gây đột biến gen, quái thai: Dioxin
– Mục đích sử dụng chất độc: thuốc trừ sâu( phospho hữu cơ) , chất phụ gia thực phẩm( hàn the)
*Các đường xâm nhập:
-Qua da và niêm mạc
+Da là một hàng rào bảo vệ cơ thể có diện tích bề mặt lớn chống lại các tác động của môi trường.Da thấm nhiều chất độc ở pha rắn,lỏng hoặc khí như thuốc trừ sâu,lân hữu cơ….Một số dung môi hữu cơ gây tổn hại lớp lipid làm tăng tính thấm của da.
+Một số yếu tố ảnh hưởng đến đường xâm nhập của chất độc qua da như nồng độ, tuổi, độ ẩm ,diện tích tiếp xúc, da bị xung huyết.
-Qua đường tiêu hóa: tiêu hóa là đường xâm nhập chủ yếu của các chất độc gây loét dạ dày,nôn mửa ,tiêu chảy… .Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu đường tiêu hóa như nồng độ,kích thước phân tử, độ hòa tan trong nước, độ ion hóa, pH bộ máy tiêu hóa.
-Qua đường hô hấp
+Các chất độc dạng khí hoặc ở dạng khí dung,khói bụi….có thể qua hơi thở vào miệng, mũi rồi đi xuống đường hô hấp, mảnh vụn rất nhỏ mới có thể vào trong phổi. Chất độc vào phổi rồi vào máu rất nhanh .
+Ngộ độc thường do nghề nghiệp nhất là trong công nghiệp hóa chất.
-Qua đường tiêm chích: Tiêm chất độc trực tiếp vào máu gây tác động rất nhanh. Tiêm dưới da hoặc cơ có tác dụng chậm hơn.
*Sự phân bố của chất độc trong cơ thể:
Sau khi hấp thu vào máu chất độc có thể được phân bố đến các tổ chức, vận chuyển đến các mô dự trữ hoặc đến các cơ quan khử độc và thải trừ. Chất độc được vận chuyển trong máu dưới dạng kết hợp với protein huyết tương.
-Sự phân bố chất độc đến các bộ phận cơ thể tùy thuộc vào tính chất của chất độc
-Do đặc tính hóa học khác nhau nên mỗi loại chất độc có ái lực đặc biệt với các mô.
-Nhiều tế bào có khả năng giữ lại chất độc như gan.
-Các chất độc dự trữ đều có khả năng gây độc mạn hoặc cấp tính.
-Sự phân bố chất độc còn phụ thuộc vào cấp độ ngộ độc.
copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
Link bài viết tại : Đại cương về chất độc