Lối sống và chế độ ăn cho người bị tiểu đường

0
559
Lối sống lành mạnh
Bệnh nhân tiểu đường cần điều chỉnh lối sống và thái độ ăn uống của mình để kiểm soát bệnh và hạn chế các tai biến có thể gặp phải.

1. Về chế độ ăn uống

chế độ ăn cho người tiểu đường
Ngăn ngừa cơ thể sản xuất quá nhiều insulin cần dùng các thực phẩm có nhiều chất xơ phóng thích chậm đường, giúp giữ lượng đường huyết trong máu tăng chậm,.
Thực phẩm nhiều chất xơ cũng cung cấp năng lượng lâu dài và giúp bạn no lâu hơn. Bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế các thực phẩm, đồ uống sau:
• Thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn
• Các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp
• Đồ ngọt: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến (chỉ nên hạn chế các loại sữa chế biến, còn sữa tươi nguyên chất không đường thì lại rất tốt), cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ…
• Hạn chế ăn cơm chiên, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai (khoai lang, khoai mì…), bánh bích qui, trái cây ngọt, trứng.
• Không ăn mặn
• Hạn chế uống rượu, hút thuốc vì có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.

2. Về lối sống

Lối sống lành mạnh
Bệnh nhân tiểu đường cần điều chỉnh cho mình một lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động và phải theo dõi, kiểm soát được tình hình sức khỏe của mình như:
• Phải kiểm soát cân nặng: Giảm cân là mục tiêu quan trọng cho người bệnh tiểu đường (đặc biệt là tiểu đường type 2). Béo phì làm tăng lượng đường huyết và kháng với insulin.
Một chương trình giảm cân thích hợp cũng giúp ngăn ngừa sự gia tăng các biến chứng do béo phì như huyết áp cao, bệnh tim mạch.
• Phải có một liệu pháp thư giãn: Stress làm tăng sự giải phóng hormon tuyến yên ACTH, từ đó thúc đẩy giải phóng hormon cortisol từ tuyến thượng thận, còn được gọi là hormon stress, ảnh hưởng gián tiếp tới lượng đường huyết trong cơ thể.
• Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có thể làm tăng lượng đường huyết và tăng sản sinh hormon stress cortisol. Để tránh điều này hãy duy trì giấc ngủ đều đặn liên tục 7-8 giờ.
• Ngừng hút thuốc: Các sản phẩm thuốc lá có thể ảnh hưởng tới lưu thông máu trong cơ thể. Tuần hoàn máu bị ảnh hưởng có thể ảnh hưởng tới bệnh tiểu đường và gây hậu quả nghiêm trọng.
• Chăm vận động: Nên tập luyện thường xuyên. Theo các nghiên cứu, những bệnh nhân tiểu đường thường xuyên tập luyện ít có khả năng bị các biến chứng như đột quỵ và đau tim.

3. Chế độ luyện tập cho người bị tiểu đường

Chế độ luyện tập là một phần quan trọng của công tác điều trị tiểu đường. Hoạt động thể lực làm cơ thể tiêu thụ đường dễ dàng, do đó làm giảm lượng đường máu dẫn đến có thể làm giảm liều insulin hoặc một số thuốc hạ đường máu khác.
Hoạt động thể lực cũng giúp cải thiện tình trạng hoạt động của một số cơ quan, nâng cao tình trạng sức khỏe cơ thể làm tinh thần hoạt bát, nhanh nhẹn, sảng khoái.
Ngoài ra, luyện tập thường xuyên giúp tăng tiêu thụ năng lượng, làm giảm nguy cơ béo phì và có lao động mới không bị mặc cảm là người không có ích cho xã hội.
Nguyên tắc tập luyện:
• Luyện tập từ từ và thích hợp.
• Phải coi luyện tập là một phương pháp điều trị.
• Phải đề phòng hạ đường máu khi tập bằng cách trước khi luyện tập phải nên ăn nhẹ
• Không tham gia luyện tập khi đang mắc các bệnh cấp tính, lượng đường máu quá cao, xêton máu tăng cao nhiều lần, xêton niệu dương tính nặng.
Một số mô hình tập luyện (từ thấp đến cao)
• Giảm xem ti vi, giảm chơi trên máy vi tính, nghỉ trưa
• Hàng ngày nên đi bộ, đi dạo nhiều, khoảng cách tăng dần. Lên xuống cầu thang nhiều lần trong ngày.
• Từ 3-5 lần trong một tuần thực hiện như sau: Tập luyện trong 20 phút; Đi bộ nhanh; Chạy nhanh; Đạp xe đạp; Chơi các trò chơi vận động (30 phút một lần) như bóng bàn, cầu lông, tennis.
• Các bài tập luyện khác phải được sự đồng ý của bác sĩ.
 copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com