Ảnh hưởng của thức ăn đến việc dùng thuốc

0
741
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc thức ăn

VD: 1 số loại thức ăn  kích thích enzyme chuyển hóa ở gan như: thịt ninh, bắp cải, củ cải,…nếu ăn một lượng lớn các loại thức ăn này có thể dẫn tới giảm hoạt tính của 1 số thuốc mà bình thường hệ số chiết suất qua gan không lớn ( E<0,3) như thuốc chống đông máu AVK, phenytoin, theophylin

  • Ảnh hưởng của thức ăn đến thải trừ thuốc

  • Thức ăn làm thay đổi bài xuất thuốc. một số khi ăn với một lượng lớn có thể ảnh hưởng đến PH nước tiểu và do đó thay đổi sự bài xuất thuốc. Tuy nhiên ảnh hưởng này chủ yếu do đồ uống như các loại như nước ngọt đóng hộp, nước uống có gas, dịch quả gây ra
  • Các thuốc có bản chất kiềm yếu như: quinidine, amphetamine,… sẽ thải nhanh khi nước tiêu acid
  • Các thuốc có bản chất acid yếu như: sulfamid, aspirin,… sẽ thải nhanh khi nước tiêu kiềm
  • Ứng dụng trong điều trị
  • Các trường hợp ngộ độc các thuốc có bản chất kiềm yếu như quinidine, amphetamine à cần acid hóa nước tiêu để tăng khả năng thải trừ thuốc
  • Trường hợp ngộ độc các thuốc có bảo chất acid yếu như sulfamid, aspirin, barbituric, cầm kiềm hóa nước tiêu để tăng thải trừ thuốc
  • Thức ăn làm thay đổi tác dụng và độc tính của thuốc

  • +  Do sự cản trở cơ học của thức ăn đối với thuốc
    • Thức ăn ngăn cản sự tiếp xúc của thuốc với bề mặt ống tiêu hóa, hậu quả giảm lượng thuốc và máu dẫn đên giảm tác dụng của những thuốc tác dụng tại lòng ruột
    • Tránh được tác dụng kích ứng của một số thuốc trên niêm mạc dạ dày, ruột. Do đó giảm được tác dụng phụ gây buồn nôn, nôn, loét đường tiêu hóa ( aspirin, erythromycin base)

    + Do tương tác của các hợp phần trong thức ăn với thuốc

    • Nếu thức ăn mặn nghĩa là có nhiều muối ăn, lượng natri cao sẽ ảnh hưởng đến tác dụng giữ nước gây phù khi điều trị bằng costicoid. Trái lại khi đang sử dụng thuốc có chứa lithi để điều trị các bệnh thần kinh thì cần cố định mực độ natri trong chế độ ăn,
    • Một số thức ăn có chứa nhiều tyramin như phomat, rượu vang đỏ, gan,… nếu ăn nhiều thức ăn này khi đang điều trị bằng các thuốc loại IMAO thì có thể gây tác dụng phụ như nhanh nhịp tim, tăng huyết áp
    • Thức ăn có chứa nhiều vitamin K sẽ cản trở tác dụng của các laoji thuốc chống đông máu
    • Ứng dụng điều trị
    • Với những thuốc không bị thức ăn ảnh hưởng đến sự hấp thụ thì có thể uống trước hay sau ăn đều được; theophylin, chloramphenicol,…
    • Với những thuốc hấp thụ nhờ thức ăn nên uống cách xa bữa ăn để tránh ngộ độc: carbamazepine,…
    • Với những thuốc bị giảm hấp thụ do thức ăn nên uống trước ăn 30 phút đến 1 giờ hay sau ăn 2 giờ: acetazolamid, aspirin,…
    • Các thuốc bị chậm hấp thụ do thức ăn nên uống sau ăn để tránh bị kích ứng dạ dày: digocin, cefalexim,..

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Ảnh hưởng của thức ăn đến việc dùng thuốc