Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng

0
441
RỐI LOẠN CHẤT LƯỢNG TẾ BÀO MÁU

1. Bổ sung bằng viên sắt

– Ưu điểm: cải thiện nhanh tình trạng thiếu máu của các đối tượng bị đe doạ.

– Đòi hỏi một hệ thống phân phối và theo dõi tốt.

Trong điều kiện nguồn thuốc và cán bộ hạn chế nên dành ưu tiên cho các đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao như người mẹ có thai, trẻ em, học sinh và lao động một số ngành nghề.

– Các tác dụng phụ của viên sắt là:

  • Khó chịu ở thượng vị, buồn nôn, nôn
  • Táo bón, ỉa lỏng.
  • Cần chú ý có thể do các tác dụng phụ này mà đối tượng ngừng uống. Phần lớn phụ nữ có thai đều thiếu máu vì vậy nên tổ chức uống đại trà cho loại đối tượng này.
  • Đối với những người không thiếu máu, việc uống viên sắt không gây ra tác hại gì.

– Nên uống viên sắt trước bữa ăn từ 30 – 60 phút là tốt nhất, để tăng cường hấp thu và sử dụng sắt trong cơ thể thì cần có chế độ ăn giầu protein và vitamin C.

Bổ sung viên sắt

Liều dùng

– Phụ nữ có thai:

  • Nên cho 2 viên (có 60mg sắt nguyên tố và 250 mcg folat) mỗi ngày vào ngay lần khám thai đầu tiên và duy trì đến trước đẻ.
  • Có thể ban đầu uống liều thấp hơn để mọi người dễ dàng thực hiện.
  • Cần giải thích cho bà mẹ hiểu rằng họ thiếu Fe trong thời kỳ có thai để họ tự nguyện uống đủ liều.

– Đối với trẻ em dưới 1 tuổi:

Chủ yếu dựa vào sắt trong sữa mẹ và cần có chế độ ăn bổ sung hợp lý (chú ý sử dụng các thực phẩm sao cho khẩu phần giàu Fe nguồn gốc động vật và giầu Vitamin C).

– Trẻ em trước tuổi đi học:

Nên cho thành đợt ngắn 2 – 3 tuần, mỗi ngày 30mg Fe nguyên tố dạng viên hoặc dạng nước vài ba lần mỗi năm.

– Học sinh:

  • Thường thường tỷ lệ thiếu máu ở lứa tuổi này thấp hơn ở người mẹ có thai và trẻ em trước tuổi đi học.
  • Nên cho theo đợt ngắn, liều hàng ngày từ 30 mg – 60 mg sắt nguyên tố tuỳ theo tuổi và trọng lượng.

2. Cải thiện chế độ ăn

Thực phẩm bổ sung sắt
  • Trước hết chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ năng lượng và các thực phẩm giàu Fe (thức ăn động vật, đậu đỗ).
  • Đồng thời cần tăng cường khả năng hấp thu Fe nhờ tăng lượng vitamin C từ rau quả (ô dinh dưỡng, vườn rau gia đình).
  • Tỷ lệ hấp thu của Fe không ở dạng Hem tăng lên thuận chiều với lượng vitamin C trong khẩu phần.
  • Nên khuyến khích các cách chế biến như nẩy mầm, lên men (giá đỗ) vì các quá trình này làm tăng lượng vitamin C và giảm lượng tanin và axit phytic trong thực phẩm.

3. Giám sát các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus và ký sinh trùng

  • Chỉ riêng việc định kỳ tẩy giun, giảm bớt lần mắc các bệnh nhiễm khuẩn đó cải thiện rõ rệt đến tình trạng dinh dưỡng của Fe.
  • Đồng thời cần chú ý chế độ ăn hợp lý trong và sau khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

4. Tăng cường Fe cho một số thực phẩm

Các loại thực phẩm được thử nghiệm tăng cường Fe mà không gây ra mùi vị khó chịu cho thực phẩm là gạo, muối đường, nước mắm, bột cá, chè.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng