Contents
1. Chế độ ăn giảm protein
Nghĩa là khẩu phần có dưới 1g protein cho 1 kg thể trọng.
– Giảm ít:
- Protein khẩu phần đạt 0,8 – 0,9g/kg/24giờ
- Thức ăn gồm trứng, sữa, ngũ cốc, rau quả, không dùng thịt cá
– Giảm trung bình:
- Protein đạt 0,6 – 0,8g/kg/24giờ
- Thức ăn gồm ngũ cốc khoai, rau quả (còn gọi là chế độ ăn chay) nếu có thịt cá, trứng thì rất ít.
– Giảm nhiều:
- Protein khẩu phần đạt 0,4 – 0,5g/kg/24giờ
- Chỉ dùng được trong vài tuần vì nó dưới mức tối thiểu của thuyết nitơ (mức tối thiểu nitơ là 25 – 30 protein)
- Thức ăn gồm cơm – quả – đường (chế độ ăn Kempner)
– Bỏ hẳn protein:
- (Chế độ ăn Borat – Bull) Chỉ có dầu hoặc bơ, đường.
Chỉ định:
– Bệnh nhân Gout, bệnh Ca thận:
- Cần duy trì protein khẩu phần trung bình 0,8g/kg/ngày, trong đó không dùng các thực phẩm có chứa >150mg purin/100g như gan, thận, não, nước thịt hầm.
- Hạn chế các thực phẩm có 50 – 100 mg purin/100g như nấm, đậu xanh, củ cải trắng, măng tây, suplơ.
- Nên dùng các thức ăn như sữa không béo, nước trái cây, ngũ cốc, bánh mì, khoai tây…
– Viêm thận cấp có urê máu cao, vô niệu:
- Có thể dùng chế độ dưới 10g protein/ ngày hoặc 0 gam protein/ ngày.
– Xơ cứng động mạch, urê huyết cao dùng hạn chế protein, suy tim có tổn thương ở thận.
– Chỉ định hạn chế protein khi protein trở thành chất độc vì nó không chuyển hoá được tốt hoặc không sử dụng được tốt, như hôn mê gan, dị ứng, chứng nhiễm toan.
– Hạn chế protein khi protein không tiêu hoá được do rối loạn tiêu hoá thường gặp trong hội chứng thiếu HCl trong dịch vị, suy tuỵ, viêm đại tràng.
– Hạn chế protein còn dùng trong các bệnh mà chuyển hoá cơ bản tăng quá mức như cường tuyến giáp trạng.
Chống chỉ định:
Xơ gan, thận hư nhiễm mỡ, huyết áp tăng không rõ nguyên nhân, có albumin niệu nhưng không có tổn thương ở thận
2. Chế độ ăn tăng protein
- Đảm bảo trong khẩu phần có trên 1,5g protein/kg (có khi tới 2 hoặc 3 gam) và Kcal do protein cưng cấp phải lớn hơn 15 % tổng số Kcal.
- Như vậy, chế độ ăn tăng protein phải có 2 điều kiện là nhiều protein động vật và nhiều calo.
Chỉ định trong các bệnh:
– Xơ gan:
- 1,5 – 2,5g/kg phối hợp với giảm lipid, chế độ ăn có công hiệu nhất trong giai đoạn gan to.
- Nếu có cổ chướng và phù nhiều thì ăn tăng protein phối hợp với giảm muối.
– Viêm gan giai đoạn đỡ và hồi phục.
– Hội chứng thận hư:
- Dùng khi thận bài tiết urê tốt.
- Nếu bệnh nhân có phù thì phải kết hợp với chế độ ăn giảm muối.
– Thiếu máu, bệnh nhiễm khuẩn mạn tính, trước và sau khi phẫu thuật, bỏng nặng, gẫy xương, phụ nữ có thai không mắc các bệnh thận.
Chống chỉ định:
- Có urê huyết cao.
- copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
- Link bài viết tại : Chế độ ăn giảm và tăng protein