Contents
Thực phẩm nói chung
Hầu hết trong thành phần của các thực phẩm đều chứa các chất dinh dưỡng như protein, lipid, glucid, các vitamin và chất khoáng, nhưng ở các hàm lượng khác nhau.
Có loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng này, có loại có nhiều chất dinh dưỡng khác.
Giá trị dinh dưỡng của thực phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một mặt phụ thuộc vào thành phần các chất dinh dưỡng, mặt khác phụ thuộc vào cách thức nấu nướng, phối trộn thực phẩm và sự an toàn thực phẩm.
Để có thể dễ dàng trong việc áp dụng thay thế các thực phẩm, cũng như phối trộn các thực phẩm trong khẩu phần hàng ngày nhằm tạo ra các thực đơn có giá trị dinh dưỡng nhất, người ta đã chia ra các nhóm thực phẩm.
2. Phân loại thực phẩm:
Phân loại thực phẩm
Có thể chia ra 2 nhóm, 4 nhóm hoặc 8 nhóm:
2.1. Dựa vào nguồn gốc:
Gồm 2 nhóm
Thức ăn nguồn gốc động vật
Thức ăn nguồn gốc thực vật.
2.2. Dựa vào giá trị dinh dưỡng của thực phẩm
Chia thực phẩm thành 4 nhóm:
+ Nhóm thực phẩm cung cấp glucid:
Bao gồm gạo, mì, ngô, khoai, sắn.
+ Nhóm thực phẩm cung cấp protein:
Nguồn gốc động vật như: thịt, cá, trứng, sữa v
Nguồn gốc thực vật như: đậu đỗ, đặc biệt là đỗ tương.
+ Nhóm thực phẩm cung cấp lipid:
Gồm mỡ, dầu ăn và các hạt có đầu như vừng.
+ Nhóm thực phẩm cung cấp vitamin, muối khoáng và chất xơ:
Gồm rau, quả.
2.3. Dựa vào vai trò của các thực phẩm
Theo các tham khảo của WHO và UNICEF, hiện nay người ta phân chia thực phẩm thành 8 nhóm thực phẩm như sau:
I. Nguồn cung cấp glucid | 1. Nhóm lương thực: Gạo, ngô, khoai, sắn… |
II. Nguồn cung cấp protein | 2. Nhóm hạt các loại: Đậu, đỗ, vừng, lạc… |
3. Nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa. | |
4. Nhóm thịt các loại, cá, tôm, cua, ốc, hến… | |
5. Nhóm trứng các loại. | |
III. Nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ | 6. Nhóm củ quả có màu vàng, màu da cam, màu đỏ như: Cà rốt, bí ngô, gấc… hoặc rau màu xanh thẫm. |
7. Nhóm rau quả khác | |
IV. Nguồn cung cấp chất béo | 8. Nhóm dầu, mỡ |
copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
Link bài viết tại : Cách Phân loại thực phẩm