TẨY UẾ LÀ GÌ?

0
1409
Tẩy uế bằng phương pháp hóa học.

I.Đại cương:

1.Định nghĩa:

Tẩy uế là loại trừ hay tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh theo các chất bài tiết ra ngoài cơ thể bị nhiễm vi sinh vật.

2.Nhiệm vụ của tẩy uế:

-Là khử khuẩn các yếu tố bên ngoài bị ô nhiễm nghĩa là cắt đứt con đường truyền nhiễm. Để thực hiện nhiệm vụ này cần giải quyết các vấn đề:

-Phải tẩy uế những cái gì?

-Khi nào phải tiến hành tẩy uế ?

-Tẩy uế bằng gì?

-Tiến hành tẩy uế như thế nào?

II.Các loại tẩy uế:

1.Tẩy uế chống dịch:

Căn cứ vào thời gian phân 3 loại:

a.Tẩy uế tức khắc:

-Tiến hành tại ổ bệnh (nhà ở hay bệnh viện) nơi mà ở đó người bệnh dễ dàng gieo rắc các vi sinh vật gây bệnh.

-Tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh ngay khi mới theo các chất bài tiết ra ngoài cơ thể.

Ví dụ:

+Bệnh đường tiêu hóa: tẩy uế phân, nước tiểu để giải quyết tận gốc. Ngoài ra, còn tẩy uế chăn màn, quần áo và đồ dùng khác.

+Bệnh đường hô hấp: tẩy uế các chất đờm rãi, đồ dùng…

b.Tẩy uế thường xuyên:

-Thực hiện các biện pháp tẩy uế thường xuyên, liên tục trong suốt thời gian có bệnh nhân.

c.Tẩy uế cuối cùng (tẩy uế kết thúc):

-Tiến hành sau khi chuyển người ốm khỏi ổ bệnh.

-Nhằm tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh còn tồn tại ở môi trường xung quanh.

-Trước khi tẩy uế cần phải kiểm tra, tìm tất cả các vật có thể bị nhiễm khuẩn và khối lượng cần tẩy uế.

-Tìm hiểu cơ chế truyền nhiễm, tính bền vững của vi sinh vật gây bệnh để quy định phương thức tẩy uế.

-Các bệnh khác nhau đòi hỏi các phương thức tẩy uế khác nhau.

Ví dụ:

+Thương hàn: cần tẩy uế nhóm ưu tiên: tẩy uế tức khắc+ cuối cùng là cần thiết vì vi khuẩn thương hàn có sức chịu đựng ở ngoại cảnh lâu.

+Sởi: không cần thiết tẩy uế cuối cùng vì virus dễ bị tiêu diệt ở ngoại cảnh.

2.Tẩy uế dự phòng:

-Là tẩy uế khi không có mặt của nguồn nhiễm trùng cụ thể (nguồn truyền nhiễm có thể đã có hoặc đang có nhưng chưa phát hiện ra).

-Nhiệm vụ: làm gián đoạn các đường truyền nhiễm, diệt vi sinh vật gây bệnh ở bất cứ nơi nào.

Ví dụ:

+đun sôi nước uống hoặc dùng clo tiệt khuẩn nước vì nước có thể chứa vi khuẩn đường ruột.

Dùng cloramin tiệt trùng nước.

+đun sôi sữa tươi vì sữa có thể bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh của người mắc bạch hầu, lỵ, thương hàn…

III.Các phương pháp tẩy uế:

1.Phương pháp cơ học:

-Chỉ có tác dụng loại trừ vi sinh vật gây bệnh khỏi vật phẩm bị ô nhiễm chứ không tiêu diệt được chúng, vì vậy phương pháp cơ học thường kết hợp với các phương pháp khác (lý- hóa).

2.Phương pháp hóa học:

a.Điện năng:

-sử dụng nhiệt của dòng điện làm nóng các vật liệu, nóng nhanh và tác dụng chọn lọc với 1 số dụng cụ.

b.Năng lượng của tia:

-Có tác dụng diệt khuẩn mạnh, nhất là tia cực tím.

-Tác dụng diệt khuẩn của tia phụ thuộc vào độ dài bước song, số lượng tia, thời gian chiếu, đặc điểm của vi sinh vật và đặc điểm của chất bài tiết ở môi trường nào.

c.Âm thanh:

-Khi siêu âm tác động lên VSV trong môi trường lỏng sẽ phá hủy tế bào vi sinh vật.

d.Nhiệt độ:

Nhiệt độ cao làm hư, biến chất protein của vi sinh vật.

3.Phương pháp hóa học:

-Được áp dụng rộng rãi.

Tẩy uế bằng phương pháp hóa học.

4.Phương pháp sinh học.

Copy ghi nguồn Daihocduochanoi.com.

link bài viết: TẨY UẾ LÀ GÌ?