-Được áp dụng rộng rãi khi tẩy uế cần lưu ý đến tính chất của tác nhân gây bệnh, tính chất của chất bài tiết và tính chất của các đồ vật cần tẩy uế.
-Điều kiện tẩy uế hóa học:
+Phải đảm bảo sự tiếp xúc trực tiếp của hóa chất với vi sinh vật gây bệnh.
-Dùng chất tẩy uế với nồng độ nhất định.
-Phải đảm bảo cho háo chất tác dụng trong 1 thời gian nhất định.
-Phải tẩy uế ở nhiệt độ nhất định.(<16C VSV không chết).
Có thể chia làm 4 nhóm:
Contents
1.Chất làm đông vón protein:
-Gồm: phenol, cresol và các dẫn xuất của nó: cồn, acid, phenol(C6H5OH) là sản phẩm của hắc ín, là rượu 1 lần có tính acid.
a.Phenol:
-Là tinh thể màu trắng, có mùi đặc trưng, biến thành màu đỏ ở ngoài ánh nắng và không khí vì bị phân giải, nhiệt độ nóng chảy là 45C.
-Dung dịch xà phòng phenol thường dùng tẩy uế các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột và bạch hầu, khử khuẩn tường và các đồ vật trong phòng.
-Phân, đờm không nên dùng vì nó kết hợp với albumin thành cahats không tan.
-Không dùng để tẩy uế dụng cụ ăn uống vì có mùi hôi, không dùng trong bệnh lao vì vi khuẩn lao bền vững với cồn và acid.
b.Cresol hoặc metyl phenol:
-là phenol chưa tinh chế.
c.Các acid:
-H2SO4 dùng tẩy uế chuồng gia súc.
HCL nồng độ 5% có thể dùng để khử khuẩn nước uống 2,5g/10lit.
2.Chất làm protein trương lên và hòa tan: gồm các chất kiềm:
-NaOH: phá hủy đồ vải, ăn mòn kim loại nên chỉ dùng trong thú y.
-Vôi: dùng quét tường và tẩy uế phân, rác, đất và chuồng gia súc.
-Na2CO3 và K2CO3: tính diệt khuẩn kém nên thường dùng làm dung môi cho chất khí (cresol).
-Xà phòng có phản ứng kiềm mạnh, dễ tan trong nước, thường làm dung môi cho cresol.
3.Chất oxy hóa:
-Gồm: clorua vôi, cloramin, thuốc tím và nước oxy già.
a.Clorua vôi:
-Tẩy uế phải dùng clorua vôi có chứa 28-36% clo hoạt động ít nhất là 25%.
+Tẩy uế đờm, phân( phân lỏng ): 400g/lít-2h.
+Tẩy uế nước tiểu: 5g/lít-10phut.
+Tẩy uế đờm, mủ: 200-220g/lít- 1h.
+Hố xí: 1kg/m2.
b.cloramim: tẩy uế đồ vải, tiệt khuẩn nước sinh hoạt.
4.Chất formalin:
-Chủ yếu là fomaldehyt(NH3OH): là khí dễtan trong nước, dung dịch 4% gọi là formol hay formalin.
-Formalin tác dụng lên protid thì protid mất khả năng đông vón lại khi đun nóng.
-Dạng hơi dùng để tảy uế nhà cửa, quần áo trong buồng tẩy uế: 12,5g formol/1m3 để 4 giờ.
*Chú ý: sau khi tẩy uế, dù bằng phương pháp nào thì bước cuối cùng cũng phải thực hiện kiểm tra tẩy uế:
-Nhằm phát hiện vi sinh vật gây bệnh có điều kiện và luôn có mặt trong các chất bài tiết có mang theo những vi sinh vật gây bệnh tương ứng khác.
-Lấy nước rửa sau khi đã tẩy uế để xét nghiệm.
-Tẩy uế buồng kín: kiểm tra chế độ nhiệt, đặt nhiệt kế ở nhiều nơi, rồi đọc kết quả sau khi tẩy uế.
-Kiểm tra vi khuẩn đã bị tiêu diệt chưa ( đưa mầm bệnh vào kiểm tra lại sau tẩy uế).
Copy ghi nguồn Daihocduochanoi.com.
link bài viết: TÌM HIỂU VỀ TẨY UẾ BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC.