Contents
1 Tuyến xã
-Khi nghi ngờ và chẩn đoán được rau tiền đạo thì phải chuyển tuyến trên khám chẩn đoán và theo dõi điều trị.
-Các trường hợp đã có chuyển dạ hay chảy máu âm đạo nhiều, cần hồi sức chống choáng tích cực và sử dụng thuốc giảm co và chuyển lên tuyến trên cùng cán bộ y tế đi kèm.
2 Tuyến huyện và các tuyến chuyên khoa
Nguyên tắc trong điều trị rau tiền đạo là phải dựa vào tuổi thai, phân loại lâm sàng, mức độ chảy máu.
2.1 Xử trí rau tiền đạo khi chưa có chuyển dạ
-Chăm sóc và theo dõi:
+Khuyên bệnh nhân vào viện để điều trị và dự phòng cho lần chảy máu sau.
+Nghỉ ngơi tại giường, hạn chế đi lại tối đa.
+Chế độ ăn uống : Đầy đủ dinh dưỡng, chống táo bón.
+Theo dõi sự phát triển của thai và rau thai.Xác định lại chẩn đoán rau tiền đạo thuộc loại nào, tuổi thai và trọng lượng thai để có biện pháp xử trí cho phù hợp.
+Làm các xét nghiệm máu như công thức máu, hemoglobin, hematocrit, phân loại máu, Chuẩn bị máu tươi để truyền khi cần thiết.
-Điều trị
+Điều trị duy trì:
Khi thai chưa trưởng thành và mức độ chảy máu không nhiều.
Thuốc giảm co tử cung như Salbutamol, Magie sulfat.
Kháng sinh.
Viên sắt và các vitamin.
-Chấm dứt thai kỳ
Nếu rau tiền đạo trung tâm thì nên chủ động mổ lấy thai khi thai đủ tháng tránh chảy máu khi chuyển dạ.
Nếu chảy máu nặng, hoặc điều trị chảy máu không kết quả nên chủ động mổ lấy thai để cầm máu cứu mẹ là chính không kể tuổi thai.
2 Xử trí rau tiền đạo khi chuyển dạ
*Rau tiền đạo không trung tâm
-Đa số các trường hợp có thể sinh đường dưới.Khi chuyển dạ nên bấm ối để hạn chế chảy máu.Nếu sau bấm ối máu vẫn tiếp tục chảy máu nên mổ lấy thai.
-Khi có quyết định cho sinh đường âm đạo cần phải theo dõi sát toàn trạng về các dấu hiệu sinh tồn của sản phụ, số lượng máu mất và tình trạng thai.Nếu tình trạng mẹ xấu đi do mất máu nhiều, hoặc phát sinh thêm các yếu tố nguy cơ khác thì phải mổ lấy thai để cấp cứu.
-Sau khi thai sổ, bánh rau thường bong sớm vì một phần đã bị bong trước sinh.Chỗ rau bám có thể chảy máu, cần các thuốc co hồi tử cung.Nếu không có kết quả phải cắt tử cung bán phần thấp.
*Rau tiền đạo trung tâm
Chỉ định mổ lấy thai tuyệt đối.Trường hợp chảy máu nhiều không kiểm soát thì có thể buộc động mạch tử cung hoặc động mạch hạ vị để cầm máu.Nếu không có kết quả thì phải cắt tử cung bán phần thấp để cầm máu.
3 Thời kỳ hậu sản
-Theo dõi sát đề phòng chảy máu thứ phát sau sinh và nhiễm khuẩn.
-Trong thời kỳ hậu sản nếu mẹ thiếu máu nhiều phải truyền máu để bù lại số lượng máu đã mất và uống thêm viên sắt.
-Trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đặc biệt vì phần lớn là trẻ non tháng.
4 Phòng bệnh
Đăng ký quản lý thai nghén chặt chẽ nhằm phát hiện sớm các trường hợp rau tiền đạo.Nếu cần thiết, cho thai phụ nhập viện để theo dõi và điều trị, hạn chế chảy máu tới mức thấp nhất.
Nguồn ghi copy: daihocduochanoi.com
Link tại:Những điều cần biết về các phương pháp xử trí rau tiền đạo