Contents
1. Loét dạ dày
Ổ loét có thể gặp mọi nơi trên dạ dày, nhưng ở hang vị gặp nhiều hơn ở thân và đáy, bờ cong nhỏ nhiều hơn bờ cong lớn. Tùy theo vị trí, Johnson đã chia làm 3 thể:
– Loét loại 1: Thường gặp nhất ở vùng sườn, chỗ nối tiếp niêm mạc hang-môn vị. Sự phối hợp với một viêm dạ dày vùng hang vị và giảm toan có thể là hậu quả sự khuếch tán của ion H+ và pepsin vào niêm mạc đã bị hư biến sẵn do trào ngược mật tụy hoặc do rối loạn vận động dạ dày.
– Loét loại 2: Loét dạ dày vùng hang vị phối hợp hoặc theo sau loét tá tràng.
– Loét loại 3: Loét nằm ở tiền môn vị.
Loét loại 2 và 3 có tính chất như loét tá tràng, thường tăng acide nhóm máu o không tiết và có kháng nguyên ABH.
về kích thước thì loét dạ dày thường lớn hơn loct tá tràng. Đường kính trung bình là 2cm nhưng đôi khi ổ loét lành tính > 4cm nhất là vùng trên góc thường có hình tròn hay bầu dục.
1.1. Triệu chứng
Đau là triệu chứng chính có nhiều tính chất:
– Đau từng đợt mới đợt kéo dài 2-8 tuần cách nhau vài tháng đến vài năm. Đau gia tăng theo mùa, nhất là vào mùa đông tạo nên tính chu kỳ của bệnh loét. Tuy nhiên các biểu hiện lâm sàng của viêm vùng hang vị xảy ra trước loét có thể làm mất tính chu kỳ này.
– Đau liên hệ đến bữa ăn, sau ăn 30 phút – 2 giờ; thường đau nhiều sau bữa ăn trưa và tối hơn là bừa ăn sáng.
– Đau kiểu quặn, đau đói hiếm hơn là đau kiểu rát bỏng. Đau được làm dịu bởi thuốc kháng toan hoặc thức ăn, nhưng khi có viêm kèm theo thì không đỡ hoặc có thể làm đau thêm.
– Vị trí đau thường là vùng thượng vị, nếu ổ loét nằm ở mặt sau thì có thể đau lan ra sau lưng. Ngoài ra có thể đau ở bất kỳ chỗ nào trên bụng.
Một số trường hợp loét không có triệu chứng và được phát hiện khi có biến chứng.
1.2. Khám lâm sàng
Nghèo nàn, có thể chỉ có điểm đau khi đang có đợt tiến triển, trong loét mặt trước có thể có dấu cảm ứng nhẹ vùng thượng vị. Trong đợt loét có thể sút cân nhẹ nhưng ra khỏi đợt đau sẽ trở lại bình thường.
1.3. Chẩn đoán
Được đặt ra khi lâm sàng có cơn đau loét điển hình xác định bằng chụp phim dạ dày baryte và bằng nội soi. Điển hình là ổ đọng thuốc khi ổ loét ở bờ của dạ dày. về nội soi, dễ nhận ra miệng ổ loét đáy của nó phủ một lớp fibrin màu trắng xám, bờ đều hơi nhô lên do phù nề hoặc được bao quanh bởi các nếp niêm mạc hội tụ. Điều quan trọng là phải xác định bản chất của ồ loét bằng sinh thiết để phân biệt với ung thư thể loét và ung thư hóa bề mặt bị loét.
Các xét nghiệm sinh hóa ít có giá trị trong chẩn đoán:
+ Lưu lượng dịch vị cơ bản thấp (BAO).
+ Lưu lượng sau kích thích (MAO) bình thường hoặc giảm trong loét loại 1. Trong loét loại 2 và 3 sự tiết dịch vị bình thường hoặc tăng.
Trong loét dạ dày kèm vô toan cần nghĩ đến ung thư.
1.4. Tiến triển
Trong phần lớn trường hợp loét tự lành sẹo sau 2-3 tháng, nhưng trong 2 năm đầu tái phát >50% trường hợp. Tần suất tái phát trung bình là 2 – 3 năm và càng về sau càng giảm dần.
2. Loét tá tràng
Loét tá tràng xảy ra ở người lớn với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nhìn chung nó xảy ra trước 60 tuổi. Nam = 2 nữ và thường có yếu tố gia đình.
Trên 90% loét nằm ở mặt trước hoặc mặt sau của hành tá tràng cách môn vị 2cm. Đôi khi hai ồ loét đối diện gọi là “Kissing ulcers”. Theo nội soi người ta chia ra loét tròn, là hay gặp nhất, loét không đều, loét dọc và loét hình mặt cắt khúc dồi Ý “salami”. Nó tương ứng với một loét tròn hoặc không đều đang ăn sâu hoặc ngược lại đang tái sinh.
Sự tiết acid dạ dày thường cao bất thường. Vì vậy, theo quan điểm sinh lý bệnh, loét tá tràng là do yếu tố bảo vệ không chịu đựng được trước sự tấn công quá mạnh của acide Clohydrique và pepsine. Khác với loét dạ dày, trong loét tá tràng sự bảo vệ suy yếu không có khả năng chống lại sự tấn công.
Cường toan có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: sự gia tăng tế bào viền, tăng tiết gastrin, quá nhạy cảm của các thụ thể tế bào viền với các chất kích thích tiết, suy giảm các cơ chế ức chế.
Thường trong loét mạn, gastrin máu lúc đói không tăng. Sự phối hợp với một số bệnh khác là thường gặp như: bệnh phổi mạn, xơ gan, suy thận, sỏi tiết niệu, cường phó giáp, viêm tụy mạn, bệnh đa hồng cầu.
2.1. Triệu chứng
Đau là đặc trưng của loét tá tràng thường rõ hơn loét dạ dày, vì ở đây không có viêm phối hợp. Các đợt bộc phát rất rõ ràng. Giữa các kỳ đau, thường không có triệu chứng nào cả. Đau xuất hiện 2-4 giờ sau khi ăn tạo thành nhịp ba kỳ, hoặc đau vào đêm khuya 1 – 2 giờ sáng. Đau kiểu quặn thắt nhiều hơn là đau kiểu nóng ran. Đau ở thượng vị lan ra sau lưng về phía bên phải (1/3 trường hợp). Cũng có 10 trường hợp không đau, được phát hiện qua nội soi hoặc do biến chứng và 10% trường hợp loét lành sẹo nhưng vẫn còn đau.
2.2. Chẩn đoán
Gợi ý bằng cơn đau loét xác định bằng nội soi và phim baryt, cho thấy ổ đọng thuốc thường nằm theo trục của môn vị ở trên hai mặt hoặc hình ảnh hành tá tràng bị biến dạng.
Trong trường hợp loét mạn tính xơ hóa, hành tá tràng bị biến dạng nhiều, các nếp niêm mạc bị hội tụ về ổ loét làm môn vị bị co kéo, hoặc hành tá tràng bị chia cắt thành 3 phần tạo thành hình cánh chuồn (bulbe en trefle). Một hình ảnh biến dạng không đối xứng làm giãn nép gấp đáy ngoài và teo nếp gấp đáy trong tạo thành túi thừa Cole làm cho lỗ môn vị bị đổ li tâm. Nội soi có thể nhận ra dễ dàng ổ loét do đáy màu xám sẫm được phủ một lớp fibrin, đôi khi được che đậy bởi các nếp niêm mạc bị sưng phù, các loét dọc khó phân biệt với một ồ loét đang lành sẹo, trong trường hợp này bơm bleu de methylene nó sẽ nhuộm fibrin có màu xanh.
Định lượng acid và gastrin được chỉ định nếu nghi ngờ sự tiết bất thường do u gastrin, một sự phì đại vùng hang vị, cường phó giáp hoặc suy thận.
Xét nghiệm HP:
(1) Xâm nhập:
– Nhuộm Giemsa, hematoxylin eosine, Genta, Warthin starry.
– Urea test: Clotest.
– cấy: vi ái khí.
(2) Không xâm nhập:
– Huyết thanh chần đoán (ELISA).
– Test thở (C13, 14).
-PCR.
2.3. Diễn tiến
Trên một nữa loét tá tràng tái phát trong năm đầu. Ngạn ngữ trước đây có câu: “một lần loét, luôn luôn là loét” đến nay không hoàn toàn đúng. Lâu dài sau 10-15 năm 60% bệnh nhân có các triệu chứng được cải thiện,20% bệnh nhân có biến chứng phải phẫu thuật, 20% diễn tiến loét theo chu kỳ. 20% bệnh nhân có biến chứng phải phẫu thuật, 20% diễn tiến loét theo chu kỳ.
Copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
Link bài viết tại : Triệu chứng loét dạ dày tá tràng