Điều trị loét dạ dày tá tràng bằng thuốc kháng tiết

0
1154
Xuất huyết dạ dày

ĐIỀU TRI LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG

Xuất huyết dạ dày

Những năm gần đây điều trị loét đã có nhiều tiến bộ, nhờ có nhiều nhóm thuốc mới và phẫu thuật không dùng dao.

1. Điều trị nội khoa

Thuốc điều trị loét được chia làm các nhóm sau:

2. Thuốc kháng tiết

Là các thuốc làm giảm tiết acid dịch vị qua nhiều cơ chế khác nhau do kháng thụ thể H2, kháng choline, kháng gastrin và kháng bơm proton của tế bào viền thành dạ dày.
– Thuốc kháng choline: Đã từ lâu, thuốc kháng choline là nền tảng của điều trị loét dạ dày tá tràng, nó có tác dụng ức chế dây X, giảm tiết trực tiếp do tác động trực tiếp lên tế bào viền và gián tiếp bằng hãm sản xuất gastrin, sự tiết pepsin cũng bị giảm, ức chế dây X còn làm giảm nhu động dạ dày: giảm co thắt thân và hang vị làm giảm đau, làm chậm làm vơi thức ăn đặc. Hiệu quả tốt của kháng choline trên cơn đau đã được xác định, nhưng tác dụng trên sự lành sẹo thì còn bàn cãi, thuốc cổ điển trong nhóm này là atropin ngày nay ít được dùng vì có nhiều tác dụng phụ với liều điều trị lmg/ngày, thường gây khô miệng, sình bụng, tiểu khó. Chống chỉ định trong tăng nhãn áp, u xơ tiền liệt tuyến. Hiện nay, thuốc kháng choline có vòng 3, và pirenzepin chẹn thụ thể muscarin chọn lọc Mi trên tế bào viền, nên không có tác dụng trên co thắt cơ trơn và sự tiết nước bọt nên được chỉ định rộng rãi. Pirenzepin làm nhanh sự liền sẹo trong loét dạ dày và tá tràng. Trong hội chứng Zollinger Ellison phối hợp pirenzepin và kháng H2 rất có hiệu quả lên sự tiết acid hơn là dùng một mình kháng H2. Thuốc biệt dược là Gastrozepin, Leblon.
– Thuốc kháng H2:
ức chế sự tiết acid không chỉ sau kích thích histamine mà cả sau kích thích dây X, kích thích bàng gastrine và cả thừ nghiệm bừa ăn.
+ Thế hệ 1: Là cimetidine (Tagamet, Histodil, Cimet, Cementin…). Viên 200mg, 300mg, 600mg, ống 200mg, 400mg. Trước đây được dùng nhiều, làm giảm cơn đau nhanh, giúp làm sẹo. Liều 800 – 1200mg/ngày chia làm 3 lần sau ăn, nếu cơn đau ồn định hoặc chủ yếu đau về ban đêm, thì có thể cho liều một làn vào ban đêm, liệu trình 6 tuần hiệu quả trong loét tá tràng 80 – 85% và loét dạ dày là 60 – 70%, sau đó dùng liều duy trì một nửa kéo dài 4 – 6 tháng hoặc lâu hơn tùy theo diễn tiến và sự tái phát của bệnh. Liều cao 1,5 – 2g/ngày thường dùng trong hội chứng Zollinger Ellison.
Tác dụng phụ: Dùng liều cao kéo dài có thề gây chứng vú phụ, liệt dương. Tăng men transaminase, lú lẫn nhất là người già và dùng đường tĩnh mạch hoặc ở người suy thận, suy gan nặng.
Tương tác thuốc: Coumarin, Diazepam, Chlordiazepoxide, Phenytoin, Theophylline, Procainamide, Propanolol, do cimetidin làm giảm biến dưỡng gan qua ức chế cytochrome P450 do đó khi dùng các thuốc này thì phải giảm liều.
Đôi khi thấy creatinin tăng nhẹ, có vài trường hợp viêm thận kẽ. Trong trường hợp suy thận cần giảm liều cimetidine.
Ảnh hưởng lên tủy: giảm tiểu cầu, bạch cầu nhưng rất hiếm.
Giả thiết gây ung thư dạ dày do thành lập nitrosamine do rối loạn miễn dịch hoặc do vô toan làm phát triền vi khuẩn dạ dày, nhưng cho đến nay chưa được chứng minh.
+ Thế hệ 2: Ranitidine (Raniplex, Azantac, Zantac, Histac, Lydin, Aciloc, Dudine…), viên 150mg, 300mg; ống 50mg.
Cấu trúc hơi khác với cimetidine do có 2 nhánh bên ở nhân imidazole nên liều tác dụng thấp hơn và ít tác dụng phụ hơn, tác dụng lại kéo dài hơn nên chỉ dùng ngày 2 lần. Hiệu quả cao hơn cimetidin trong điều trị loét dạ dày tá tràng và nhất là trong hội chứng Zollinger Ellison. Tác dụng phụ rất ít trên androgen nên không gây liệt dương.
Liều dùng 300mg/ngày uống 2 lần sáng tối hoặc một lần vào buồi tối như cimétidine.
+ Thế hệ 3: Famotidine (Pepcidine, Servipep, Pepcid, Quamatel, Pepdine). Viên 20mg, 40mg; ống 20mg. Tác dụng mạnh và kéo dài hơn ranitidine nên chỉ dùng một viên 40mg, 1 lần vào buổi tối.
Các tác dụng phụ cũng tương tự như đối với Ranitidine.
+ Thế hệ thứ 4: Nizacid (Nizatidine), viên dạng nang 150mg, 300mg, liều 300mg uống 1 làn vào buổi tối. Tác dụng và hiệu quả tương tự như Famotidine.
– Thuốc kháng bơm proton: Là thụ thể cuối cùng của tế bào viền phụ trách sự tiết acide chlorhydride, do đó thuốc ức chế bơm proton có tác dụng chung và mạnh nhất.
+ Omeprazol (Mopral, Lomac, Omez, Losec), viên nang 20mg, 40mg; ống 40mg. Liều thường dùng 20mg, uống 1 lần vào buổi tối. Thuốc tác dụng rất tốt, hiệu quả ngay cả những trường hợp kháng H2. Hiệu quả lành sẹo đối loét tá tràng sau 2 tuần lễ là 65%, Đối với loét dạ dày là 80 – 85%. Thuốc tác dụng rất nhanh sau 24 giờ ức chế 80% lượng acid dịch vị.
Liệu trình đối với loét tá tràng là 4 tuần, loét dạ dày là 6 tuần.
Liều gấp đôi dành cho những người đáp ứng kém hoặc hội chứng Zollinger Ellison.
Tác dụng phụ ở vài trường hợp như  nôn mửa, nhức đầu, chóng mặt, đôi khi có nổi mề đay và ngứa da. Ớ người già có thể có lú lẫn, hoặc ảo giác, các triệu chứng này giảm khi ngừng thuốc, về máu, có thể có giảm bạch cầu, tiểu cầu, và hiếm hơn là thiếu máu huyết tán.
Chống chỉ định: phụ nữ có thai và cho con bú.
+ Esomeprazole (Nexium) là chất đồng phân tả tuyền của Omeprazole nên có thời gian khả dụng sinh học lâu hơn Omeprazole, thời gian bán hủy là 10 – 12 giờ nên ức chế tiết acid dịch vị tốt hơn.
+ Lanzoprazol (Lanzor, Ogast) viên 30mg, liều 1 viên uống vào buổi tối.
Tác dụng và chỉ định tương tự như Omeprazol.
+ Pantoprazole (Inipomp, Pantoloc) viên 20mg, 40mg. Liều 40mg/ngày.
+ Rabeprazole (Barole, Pariet) viên 20mg, liều 40mg/ngày.
– Thuốc kháng Gastrin:
Proglumide (Milide) là thuốc đối kháng gastrin. Nó làm giảm tiết acide khi tiêm gastrin, nhưng không làm giảm khi tiêm histamin, được chỉ định trong điều trị loét có tăng gastrin máu và nhất là trong u gastrinome.

Copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : điều trị loét dạ dày tá tràng bằng thuốc kháng tiết