Thuốc bảo vệ niêm mạc
Carbenoxolone (Caved’s, Biogastrone): Là dẫn xuất tổng hợp của cam thảo, kinh nghiệm dân gian xưa đã dùng để điều trị loét dạ dày. Nó làm tăng sản xuất nhầy và kéo dài tuổi thọ của tế bào niêm mạc, tác dụng kép này giống như PGE2, có thể do làm chậm thoái hóa prostaglandin. Ngoài ra carbenoxolone làm ức chế hoạt động của pepsin, nó cũng có tính chất kháng viêm.
Carbenoxolone làm nhanh sự lành sẹo loét dạ dày và nhất là nó chứa trong nang tan chậm cũng hiệu quả trong loét tá tràng. Tuy nhiên sử dụng của nó còn hạn chế do tác dụng phụ giống như aldosterone: giữ muối và phù, hạ Kali máu, tăng huyết áp. Do đó khi dùng cần theo dõi trọng lượng, huyết áp và điện giải đồ.
– Bismuth (Peptobismol, Trymo, Dénol): Trước đây các muối bismuth natri hấp thu nhiều gây ra bệnh não do bismuth nôn không còn được dùng trong điều trị. Hiện nay bismuth SOUS citrate (C.B.S) do không hấp thu và trong môi trường acide kết hợp với protéine của mô hoại tử từ ổ loét, tạo thành một phức hợp làm acide và pepsine không thấm qua được. Ở súc vật thí nghiệm, nó cũng bảo vệ niêm mạc chống lại sự ăn mòn của rượu và của aspirine.
Trình bày: Viên 120mg, ngày 4 viên chia 2 làn sáng tối trước ăn.
Không nên dùng thuốc nước hoặc nhai vì thuốc làm đen răng và lợi.
– Sucralfate (Ulcar, Kéal, venter, sucrafar): là thuốc phối hợp giữa sulfate de sucrose và một muối nhôm. Cũng như sous nitrate de bismuth trong dung dịch acid nó gắn vào bề mặt ổ loét mang điện tích (-) kết hợp với điện tích (+) của thuốc, làm thành một lớp đệm, giúp chống lại sự phân tán ngược của ion HT. Hơn nữa nó còn hấp phụ pepsine và muối mật, làm bất hoạt chúng, cho nên được dùng để điều trị viêm dạ dày do trào ngược dịch mật. Trong điều trị loét dạ dày tá tràng, nó làm giảm đau nhanh và làm lành sẹo tương đương như Cimetidine. Mặc dù hấp thụ ít nhưng cũng không nên dùng trong trường hợp suy thận nặng, vì nó chứa nhiều aluminium. Ngoài ra nó còn gây bón và do tính hấp phụ của nó làm ngăn chặn hấp thu các thuốc như tetracycline, phenytoine.
– Prostaglandine E2 (Cytotec, Minocytol) có nhiều cơ chế tác dụng: ức chế tiết acid, kích thích tiết nhầy, tăng tiết bicarbonate và làm tăng tưới máu cho lớp hạ niêm mạc dạ dày. Viên 200pg; liều 400 – 600pg. Tác dụng phụ gây đi chảy.
Thuốc diệt HP
Chủ yếu là các kháng sinh: Nhóm beta lactamine như Pénicilline, Ampicilline, Amoxicilline, các Cephalosporines. Nhóm cycline: Tetracycline, Doxycycline. Nhóm macrolides: Erythromycine, Roxithromycine,
Azithromycine, Clarithromycine. Nhóm Quinolone: Levofloxacin, nhóm imidazoles: Métronidazole, Tinidazole, Secnidazole, dẩn xuất của nhóm Rifamycin: Rifabutin,… Bismuth cũng có tác dụng diệt HP.
Chế độ ăn uống nghỉ ngơi
– Nghỉ ngơi: cần chú ý cho bệnh nhân được nghỉ ngơi về cả thể xác và tinh thần nhất là trong giai đoạn đợt đau cấp.
– Chế độ ăn uống: Quan niệm trước đây chỉ ăn toàn sữa nay không còn phù hợp vì do khả năng trung hòa mạnh của nó sau đó gây tiết mạnh hơn cả trà và café. Hơn nữa nó chứa nhiều mỡ và calcium đã gây xơ vữa và gây tăng calci máu gây sỏi thận và hội chứng kiềm – sữa (milk alkali syndrom). Thực tế hiện nay đã chứng minh thức ăn ít quan trọng chỉ cần ăn đều tránh nhịn đói gây tăng tiết acid. Ăn phụ ban đêm hoặc trước lúc đi ngủ gây tiết acid ban đêm, nên cần chống chỉ định. Thuốc lá đã được chứng minh có hại gây tăng tiết acide, chậm lành sẹo và làm tăng tái phát.
– Tâm lý liệu pháp: cần giải thích để bệnh nhân yên tâm và hợp tác trong điều trị. Nếu bệnh nhân quá lo lắng có thể cho thêm an thần hoặc thuốc giải âu lo. Thông thường là dùng nhóm benzodiazepine như: Diazepam, Tetrazepam, Chlodiazepate.
copy ghi nguồn :daihocduochanoi.com
link bài viết tại : Thuốc bảo vệ niêm mạc, thuốc diệt HP và chế độ ăn uống nghỉ ngơi trong điều trị loét dạ dày tá tràng