Phân loại chất độc
– Nguồn Gốc chất độc:
+ Tự nhiên Khoáng vật. VD: nọc rắn, mật cá trắm, Afatoxin( lạc mốc)
+ Tổng hợp, bán tổng hợp: Gardenal, Aspirin
– Tính Chất lý hóa của chất độc: + Dạng khí, lỏng, rắn: N2O, CO, Pb…
+ Vô cơ kim loại, á kim, acid, bz: chì, Asen, Cu
+ Hợp chất hữu cơ: Aldehyd, este, HC chứa nito-lưu huỳnh: Methylic, Ethylic..
– Theo độc tính
+ Dựa trên LD50 liều đơn đường uống ở chuột: cực độc, độc tính cao, độc tính trung bình, độc tính cấp, k gây độc, k có hại
+ Dựa trên liều có thể gây chết ở người nặng 70kg theo Gosselin, Smith và Hodge: siêu độc, cực độc, rất độc, độc tính trung bình, độc tính thấp, k gây độc
– PP phân tích chất độc: + Tan/nước or dd acid, kiềm
+ Chất độc có thể chiết tách được trong các dmhc: EtOH, MeOH…
– Tác động của chất độc trên cơ quan đích của cơ thể
+ Thần kinh trung ương: Gardenal, thuốc mê
+ Tim mạch: Digoxin, Corazol
+ Gan thận: INH, Streptomycin
+ Máu: HCN gây Met- Hb
– Tác dụng đặc biệt của chất độc
+ Gây K: Aflatoxin, Nitrosamin, hc hydrocarbon thơm đa vòng…
+ Chất độc gây đột biến gen, quái thai: Dioxin
– Mục đích sử dụng chất độc: thuốc trừ sâu( hc Linda, phospho hữu cơ) , dm, chất phụ gia thực phẩm( hàn the)
3 Phương pháp chung trong Kiểm nghiệm chất độc
– Phân tách
– Xác định chất độc: thường dùng các kỹ thuật đo phổ
* Phương pháp phân tích các chất độc khí
Chất độc khí bao gồm các loại khí được thải trong qúa trình sản xuất ở các nhà máy, xí nghiệp như Cl2, CO, CO2, SO2 , NO..
– Lấy mẫu không khí: có nhiều dụng cụ lấy mẫu như bơm tay, bình hút bằng nước, bình chân không, bơm liên tục..
– Phân lập chất độc từ mẫu không khí: nồng độ của chất độc trong mẫu không khí có thể được xác định trực tiếp trên dụng cụ lấy mẫu, trong 1 số trường hợp phải chiết từ mẫu k khí bằng PP vật lý or hóa học thích hợp. PP được chọn để chiết xuất hơi or khí phụ thuộc vào tính chất hóa học và lý học của nó. Các chất khí dễ tan or dễ phản ứng cho sục qua 1 chất lỏng. Nếu các chất khí hoặc hơi k tan dễ dàng bằng cách trên thì có thể cho qua chất hấp phụ rắn như than hoạt, silicagen, bột cellulose
Phương pháp lấy mẫu trong quá trình kiểm nghiệm chất độc
* Nước tiểu: cần thiết cho quá trình phân tích chất độc vì thể tích mẫu lớn và nồng độ của chất độc trong nước tiểu thường cao hơn trong máu, giúp cho định danh chất độc.
– Mẫu nước tiểu lấy càng sớm càng tốt, đặc biệt là trước khi bệnh nhân được sử dụng thuốc điều trị. Lấy 50ml và không thêm chất bảo quản.
* Dịch dạ dày: có do bệnh nhân nôn ói hay dịch hút rửa dạ dày.
– Lấy mẫu dịch dạ dày cần lấy ở phần đầu của dịch rửa dạ dày vì phần sau thường nồng độ của chất độc bị loãng. Thể tích mẫu khoảng 20ml và k có chất bảo quản. Mẫu dịch dạ dày chứa nhìêu thức ăn nên phân bố chất độc thường không được đồng đều, nên cần phải tiến hành lọc hay ly tâm trước khi phân tích. Mẫu khi được lấy sớm có thể chứa lượng lớn chất độc và thường k có chất chuyển hóa của nó
* Máu: Mẫu máu, huyết tương or huyết thanh đều được sử dụng trong phân tích định lượng chất độc.
Ví Dụ: chất độc là carbon monoxid hay cyanid thì mẫu máu cần cho định lượng là mẫu máu toàn phần.
– Ở người lớn, mẫu được lấy khoảng 10ml, đựng trong ống có cho heparin.
– Thông thường k có sự khác biệt giữa nồng độ chất độc trong huyết tương or huyết thanh. Tuy nhiên nếu chất độc không phân bố trong hồng cầu thì mẫu máu bị huyết giải làm loãng nồng độ của chất độc. bệnh nhân nghi ngờ ngộ độc CO khi lấy mẫu tránh để khoảng không khí trong ống phía trên mẫu