Các phản ứng trong viêm

0
1311
Các phản ứng trong viêm

Phản ứng tuần hoàn và phản ứng tế bào trong viêm

Các phản ứng trong viêm

Phản ứng tuần hoàn trong viêm

– Khái niệm:

Phản ứng tuần hoàn trong viêm là phản ứng tại chỗ, chủ yếu là những mạch nội viêm. Phản ứng này xuất hiện sớm ngay khi các tác nhân gây viêm tác động lên cơ thể, biểu hiện chủ yếu là phản ứng của hệ máu nên gọi là phản ứng vận mạch.

– Hiện tượng và vai trò:

Rối loạn vận mạch phát sinh với hình thái 4 giai đoạn liên tiếp: co chớp nhoáng các tiểu động mạch, sung huyết động mạch chủ động, sung huyết các tiểu tĩnh mạch và ứ máu.

Co mạch:

– Co chớp nhoáng các tiểu động mạch phát sinh do các yếu tố gay viêm kích thích thần kinh co mạch và các tế bào cơ trơn tiểu động mạch tại ổ viêm.

– Hiện tượng này rất ngắn, khó quan sát. Nếu không có nó thì không có chuỗi phản ứng dây chuyền tiếp theo: dãn tiểu động mạch, tạo sự sung huyết động mạch: rất quan trọng trong viêm.

Sung huyết động mạch

– Phát sinh theo cơ chế thần kinh và được duy trì và phát triển nhờ cơ chế thể dịch.

– Thần kinh dãn mạch bị kích thích theo phản xạ sợi trục đồng thời chịu ảnh hưởng của các sản phẩm có hoạt tính sinh vật trong ổ viêm như histamin, serotonin, bradykinin, prostaglandin,…

– Tăng nồng độ ion H+ và nhiễm toan cũng có tác dụng hây dãn mạch.

– Tính chất chủ động được thể hiện bằng tăng áp lực máu và tăng tốc độ máu chảy, đưa nhiều oxi, bạch cầu và các chất dinh dưỡng tới ổ viêm, có tác dụng thích ứng phòng ngự.

Biểu hiện của sung huyết động mạch: động mạch màu đỏ tươi, căng phồng, đau và nóng. Sugn huyết động mạch tạo điều kiện thuận lợi cho bạch cầu thực bào.

Vai trò: nhờ sung huyết động mạch, bạch cầu được cung cấp oxi và glucose để tạo ra năng lượng ATP chi dùng cho quá trình thoát mạch, di chuyển và thực bào.

Sung huyết tĩnh mạch

– Cơ chế chủ yếu do thần kinh vận mạch bị tê liệt, các chất gây dãn mạch bị ứ lại trong tổ chức viêm gây hủy hoại các sợi tổ chức liên kết (sợi chun dãn, sơi keo của thành tĩnh mạch) làm cho chúng dãn ra, và dòng máu chảy chậm lại.

– Biểu hiện: ổ viêm bớt nóng, chuyển từ đỏ tươi sang màu tím sẫm, phù, cảm giác căng và đau giảm, chỉ còn đau âm ỉ do giảm máu động mạch đến ổ viêm.

– Vai trò: dọn sạch ổ viêm, chuẩn bị cho quá trình sửa chữa, cô lập ổ viêm, ngăn cản sự lan rộng của tác nhân gây bệnh.

Ứ máu

Sau sung huyết tĩnh mạch là giai đoạn ứ màu mà cơ chế chính là do:

  • Do thần kinh vận mạch bị tê liệt, tác dụng của chất dãn mạch làm tăng tính thấm thành mạch.
  • Do bạch cầu bám vào thành mạch cản trở sự lưu thông máu
  • Tế bào nội mô phì đại, làm máu vận chuyển khó khăn
  • Nước tràn vào mô kẽ gây phù và chèn ép thành mạch
  • Huyết khối gây tắc mạch

Vai trò: cô lập ổ viêm, khiến yếu tố gây bệnh không thể lan rộng, đồng thời tăng cường quá trình sửa chữa.

 

Phản ứng tế bào trong viêm

Phản ứng tế bào trong viêm là một phản ứng cơ bản nhất phản ánh khả năng bảo vệ cơ thể chống viêm, trong phản ứng tế bào có thể nói phản ứng bạch cầu là quan trọng nhất, nó phản ánh chức năng đề kháng của cơ thể chống lại phản ứng viêm. Gồm 2 hiện tượng xảy ra kế tiếp nhau: bạch cầu xuyên mạch và thực bào.

Bạch cầu xuyên màng

Đồng thời với hiện tượng thoát dịch, BC dạt vào thành mạch rồi vận động theo kiểu amip lách qua thành mạch tiến tới ổ viêm làm nhiệm vụ thực bào.

Thoát BC vào tổ chức viêm bắt đầu ở giai đoạn sung huyết động mạch, đạt tới mức tối đa trong giai đoạn sung huyết tĩnh mạch và ứ máu. Thoát BC chia 3 giai đoạn:

– BC dạt vào bờ viêm ở mặt trong nội mạc các mao mạch tổ chức viêm, vượt qua lớp huyết tương tiến đến khe hở giữa các tế bào nội mạc huyết quản.
– Thoát bạch cầu qua khe hở bằng hoạt động amíp, xuyên qua màng ngoàI ra khỏi tổ chức viêm.

Hai hoạt động trên tiến hành trong thời gian từ vài phút đến nửa giờ.
– Vận động của các bạch cầu trong ổ viêm kéo dài trong nhiều giờ, có thể tới 24 giờ, được giải thích theo cơ chế “hấp dẫn hoá học”, tức là các bạch cầu bị thu hút vận động tới ổ viêm bị háp dẫn bởi các chất hoá học, thành phần của những chất đó được hình thành trong ổ viêm.

Các bạch cầu tới ổ viêm làm nhiện vụ thực bào, gồm các bạch cầu trung tính và các bạch cầu đơn nhân to (monpcyte). Trong viêm số lượng các bạch cầu và hoạt tính thực bào của bạch cầu đều tăng cao có tính chất thích ứng phòng ngự.

Hoạt động thực bào của bạch cầu còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố:
– Ảnh hưởng của môi trường:
+Nhiệt độ thích hợp nhất đối với vận động và khả năng thực bào của bạch cầu là 36 – 38oC
+ Protit huyết tương, các globulin và fibrinogen có tác dụng kích thích thực bào mạnh cho nên giảm protit huyết tương ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng thực bào của bạch cầu.

+ PH của môi trường trung tính tạo điều kiện thuận lợi cho hiện tượng thực bào, ngược lại nhiễm toan thì thực bào bị hạn chế.

– Ảnh hưởnh của thần kinh – nội tiết:

+Xúc cảm dương tinh, dùng caféin có tác dụng làm tăng cường khả năng thực bào của bạch cầu, ngược lại xúc cảm âm tính và dùng các thuốc ức chế thần kinh, thuốc ngủ (urethan, barbamil…) khả năng thực bào của bạch cầu bị giảm rõ rệt.
+Kích thích thần kinh giao cảm làm tăng khả năng thực bào và kích thích thần kinh phó giao cảm, làm tăng khả năng thực bào của bạch cầu.
+Hormon các tuyến sinh dục, tuyến ức, đặc biệt thuyến giáp cũng có tác dụng kích thích thực bào.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Các phản ứng trong viêm