Phương pháp vô cơ hóa

0
1054
chất độc
Vô cơ hóa

1. khái niệm:

Vô cơ hóa là quá trình đốt cháy chất hữu cơ để giải phóng kim loại dưới dạng ion , vô cơ hóa đôi khi không đi tới đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ thành nước, CO2 và các chất đơn giản khác mà chỉ có mục đích tạo hợp chất đơn giản hơn, kém bền vững hơn có khả năng dễ dàng bị phá hủy tiếp tục

2.  Phương Pháp vô cơ hóa khô:

để vô cơ hóa theo phương pháp này ta đun mẫu thử với 1 số muối có tính oxy giản : Phương Pháp này dùng xác định sự có mặt của các muối của Zn. Cu, Mn…nhưng hiện nay ít dùng

– Phương Pháp đốt với hỗn hợp Na2CO3 và NaNO3 : phương pháp này ít dùng vì chỉ thực hiện đc với hay dùng tìm asen trong nước tiểu, tóc, móng tay

* phương pháp vô cơ hóa ướt bằng clo mới sinh ( HCL + KCLO3)

– Nguyên tắc    KCLO3 + 6 HCL    —-> KCL + 3 CL2 + 3 H2O

CL2 + H2O —–> 2 HCL +  {O}

Oxy nguyên tử sinh ra trong Phản ứng sẽ phá hủy chất hữu cơ chuyển nó thành nước và CO2 các Kim loại sẽ ở dạng muối clorid

Nhược điểm: thời gian đôt lâu, nhất là thời gian đuổi khí clo,  vô cơ hóa không được hoàn toàn , gây mất một số Kim loại: As, Hg, Pb

Phương pháp  này ít sư dụng trong thực tế

  • Phương pháp 2 acid (H2SO4 và HNO3)

Nguyên tắc:

H2SO4       —– >    H2SO3 + [O]

H2SO3            ——->              SO2   + H2O

HNO3    ——>        H2O  +  2NO3 + 3 [O]

NO          ——>           N2    + 2 [O]

Vai trò của H2SO4 và HNO3  là oxy hóa các chất hữu cơ. Đầu tiên H2SO4 có thế năng oxy hóa thấp nhưng sau mẫu thử bị mất nước nên nhiệt độ sôi của hỗn hợp tăng lên và làm tăng tác dụng oxy hóa của H2SO4

Ưu điểm:     + Thời gian phá hủy hoàn toàn chất hữu cơ tương đối nhanh

+ Đạt độ nhạy cao với nhiều cationso với một số phương pháp oxy hóa khác

+ Thể tích dịch vô cơ hóa thu được tương đối nhỏ

Nhược điểm: Làm mất một lượng đáng kể thủy ngân

  • Phương pháp vô cơ hóa bằng hỗn hợp H2SO4 , HNO3 và HClO4

H2SO4             —–>          SO2   +    H2O2

2HNO3           —–>          2NO2     + H2O2

2HClO4              ——–>                 Cl2O6     +    H2O2

Hiện nay phương pháp này được sử dụng rộng rãi cùng với phương pháp  sulfonitric. Tác dụng của acid percloric tác dụng chủ yếu ở giai đoạn cuối của quá trình vô cơ hóa. Khi nhiệt độ lên cao (2030) acid percloric làm tăng thế oxy hóa để phá hủy chất hữu cơ

  • Ưu điểm: + Oxy hóa gần như hoàn toàn chất hữu cơ

+ Tốn ít tác nhân oxy hóa

+ Rút ngắn được 2,5 – 3 lần thời gian so với p2 sulfonitric

+ Thể tích dịch vô cơ hóa nhỏ

Nhược điểm: Làm mất một lượng lớn thủy ngân

Coppy ghi nguồn : daihocduochanoi.com