thuốc cảm ứng và ức chế enzym

0
3581
cảm ứng enzym

Những đặc tính của một thuốc cảm ứng enzym

cảm ứng enzym

tế bào gan là một quá trình không đặc hiệu. Quá trình này đòi hỏi một thời gian để hình thành, thời gian này thay đổi tuỳ theo chất cảm ứng, từ vài ngày đến vài tuần lễ, và tác dụng cảm ứng còn kéo dài một thời gian sau khi ngừng dùng chất cảm ứng. Các chất cảm ứng enzym thường là những thuốc tan trong mỡ, có nửa đời trong huyết tương dài, và sự thải trừ tương đối chậm. Chúng thường liên kết mạnh với protein, và tập trung nhiều ở gan.

Hậu quả của sự cảm ứng enzym thường thể hiện qua giảm tác dụng điều trị hoặc giảm độc tính của thuốc được cảm ứng, trừ trường hợp là nếu kết quả của cảm ứng enzym lại dẫn đến các chất chuyển hoá có hoạt tính cao hơn hoặc độc hơn.

Ví dụ trường hợp điều trị động kinh bằng phenobarbital phối hợp với diphenylhydantoin, chất sau sẽ bị chuyển hoá nhanh hơn bình thường, kéo theo là nồng độ của nó trong huyết tương sẽ thấp hơn, do đó có nguy cơ không hiệu quả. Cần thiết phải hiệu chỉnh lại liều lượng. Một bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng vitamin K và dùng đều đặn các barbituric, khi ngừng dùng barbituric phải giảm liều các thuốc kháng vitamin K (loại bỏ cảm ứng enzym) vài ngày sau đó.

Cuối cùng trong y văn đã mô tả nhiều ca có thai ở phụ nữ đang dùng viên thuốc tránh thai (nhất là với loại liều thấp) và dùng thường xuyên phenobarbital (phụ nữ động kinh hoặc mất ngủ) hay rifampicin (điều trị lao) – Sự cảm ứng enzym gây ra bởi các thuốc trên làm tăng dị hoá các steroid tránh thai, nên không đạt được một nồng độ đủ để ức chế quá trình rụng trứng.

Ví dụ về các tác dụng có lợi của sự cảm ứng enzym:

Điều trị vàng da do bilirubin không liên hợp bằng phenobarbital (kích thích glycuronyl-transferase, enzym đảm nhiệm liên hợp bilirubin).

Điều trị một số hội chứng thể hiện ở sự tăng tiết hormon bằng các chất cảm ứng enzym như: diphenylhydantoin, phenobarbital và OP’DDD (chất chuyển hoá của DDT ) đã được dùng trong điều trị hội chứng Cushing thượng thận và trong trạng thái tăng vitamin D.

Điều trị nhiễm độc digital (digitoxin) bằng spironolacton. Thuốc này tác dụng thông qua cảm ứng enzym, chứ không qua thay đổi nồng độ kali trong máu.

Những chất cảm ứng enzym chính: Barbituric (đặc biệt là phenobarbital) gluthetimid, thuốc chống co giật (diphenylhydantoin), kháng sinh (rifampicin), steroid (spironolacton, thuốc tăng đồng hoá), ethanol, hydrocacbon thơm đa vòng (đặc biệt benzo (a) pyren, methyl-3-cholanthren), thuốc diệt côn trùng có clo (DDT).

Sự ức chế enzym

Cơ chế này cũng phức tạp không kém cơ chế cảm ứng. Sự ức chế có thể không chọn lọc, do hiện tượng độc với gan (Ví dụ carbon tetraclorid) hoặc do giảm tổng hợp enzym gan.

Những ức chế hay gặp nhất thường xảy ra ở các monooxygenase và đặc biệt ở một số cytochrom P450 (Ví dụ IMAO)

Sự ức chế có thể cạnh tranh, không cạnh tranh, thậm chí hỗn hợp. Trên thực tế tất cả còn cần tìm hiểu tiếp. Vấn đề càng trở nên phức tạp khi người ta biết là một số sản phẩm của chuyển hoá, đặc biệt các chất chuyển hoá hydroxyl hoá, có tác dụng ức chế biến đổi sinh học của chất mẹ hoặc một số cơ chất khác. Như vậy, sự ức chế enzym dẫn đến tăng cường tác dụng của thuốc bị ức chế, thể hiện ở tăng nửa đời của thuốc trong huyết tương, và (hoặc) tăng độc tính.

Cimetidin là một chất ức chế đáng quan tâm, thuốc này làm tăng thời gian tác dụng của diazepam do kéo dài nửa đời và giảm độ thanh thải. Cimetidin ức chế hoạt tính của microsom, hoạt tính này chi phối các phản ứng khử alkyl và hydroxyl hoá các benzodiazepin như diazepam, chlordiazepoxid, di-kali chlorazepat, prazepam và medazepam. Trái lại, các benzodiazepin khác như oxazepam hay lorazepam do liên hợp với acid glycuronic (hiện tượng này không chịu sự kiểm soát của microsom gan) nên hoạt tính của chúng không bị thay đổi khi dùng đồng thời với cimetidin. Cũng như vậy, cimetidin làm tăng nồng độ của phenylhydantoin, theophylin, carbamazepin trong huyết tương. Do các thuốc này có phạm vi điều trị hẹp nên cần theo dõi cẩn thận những phối hợp này, hoặc nên tránh.

Cần ghi nhớ:

  • Sự ức chế enzym là một hiện tượng xẩy ra sớm hơn nhiều so với sự cảm ứng enzym.
  • Sự ức chế enzym có thể xẩy ra không chỉ ở tế bào gan, mà còn cả ở ruột.
  • Cùng một thuốc có thể có tác dụng cảm ứng hoặc ức chế enzym tuỳ theo liều lượng dùng và thời gian điều trị (ví dụ rượu)
  • Sự ức chế enzym có thể đặc hiệu.

Chất neostigmin ức chế các cholinesterase huyết tương, nên cho phép loại bỏ tác dụng của các cura không khử cực. Những chất ức chế monoamin – oxydase (IMAO) tương tác với nhiều chất như các chất giống thần kinh giao cảm, các thuốc giảm đau kiểu morphin, các barbituric. Các thuốc giảm đau kiểu morphin làm tuỷ thượng thận giải phóng catecholamin vào tuần hoàn. Như vậy nguy cơ cơn tăng huyết áp tăng lên, vì catecholamin trong tuần hoàn không bị enzym MAO phá huỷ sẽ tác động trên những thụ thể alpha không bị kích thích (phong bế bởi các IMAO).

Một số chất ức chế chuyển hoá thuốc: Rượu, ở liều rất cao hay ở liều thấp hơn nhưng dùng dài ngày có tác dụng như chất cảm ứng enzym. Cloramphenicol, các estrogen, các chất estro – progestogen dùng đường uống, diltiazem, disulfiram, cimetidin (và ở mức độ thấp hơn là ranitidin) valproat, erythromycin, T.A.O, isoniazid, verapamil, các thuốc kháng nấm azol.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link tại : thuốc ức chế và cảm ứng enzym