Tác dụng của thuốc đối với người cao tuổi

0
833
Dùng thuốc ở người cao tuổi
Dùng thuốc ở người cao tuổi

Ở người cao tuổi chức năng sinh lý của các cơ quan nói chung đều giảm, khả năng thích nghi của cơ thể kém nên dễ mắc bệnh và thường tồn tại các bệnh mạn tính. Trị bệnh cho người cao tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc, dễ dẫn đến những tác dụng không mong muốn. Cũng vì những lý do trên người cao tuổi sử dụng một tỷ lệ thuốc khá lớn trên tổng số thuốc tiêu thụ trong xã hội (ở Anh chiếm tỷ lệ khoảng 1/ 3, ở phần lớn các nước phát triển chiếm từ 25 – 40%).

Những biến đổi về chức năng sinh lý, những đặc điểm về trạng thái bệnh lý ở người cao tuổi ảnh hưởng đến các quá trình dược động học và ảnh hưởng trực tiếp đến tác dụng của thuốc.

Hấp thu thuốc

ở người cao tuổi có một số biến đổi chức năng sinh lý của hệ thống đường tiêu hóa ảnh hưởng đến hấp thu thuốc. Sự bài tiết HCl giảm dẫn đến tăng pH của dịch dạ dày; tốc độ “rỗng” của dạ dày giảm; bề mặt hấp thu của niêm mạc ruột non giảm.

Độ pH của dịch dạ dày tăng nên một số thuốc lẽ ra bị phân huỷ ở dịch dạ dày này lại được hấp thụ (penicilin, erythromycin, digoxin v.v…). Một số thuốc có bản chất là base yếu như cafein, ephedrin được hấp thu qua niêm mạc dạ dày. Ngược lại mức độ hấp thu của các thuốc có bản chất là các acid yếu (các salicylat, barbiturat v.v…) qua niêm mạc dạ dày ở người cao tuổi giảm đi rõ rệt.

Tốc độ rỗng dạ dày giảm sẽ làm tăng thời gian thuốc lưu lại dạ dày. Như vậy đối với những thuốc vốn được hấp thu qua niêm mạc dạ dày sẽ tăng hấp thu ở người cao tuổi. Tuy nhiên phần lớn các thuốc được hấp thu ở ruột non nên tốc độ rỗng dạ dày giảm sẽ làm chậm hấp thu thuốc. Điều này cần lưu ý khi dùng một số thuốc cho người cao tuổi (các thuốc giảm đau, thuốc chống lo âu, ỉevodupa.v.v…) nếu chậm xuất hiện tác dụng không nên vội dùng tiếp theo một liều nữa vì dễ dẫn đến ngộ độc do quá liều.

Mức độ hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa theo cơ chế vận chuyển thụ động không có sự thay đổi rõ rệt ở người cao tuổi vì mặc dù có sự giảm tưới máu ở niêm mạc ruột nhưng nhu động ruột cũng giảm đi, tạo điều kiện cho hấp thu thuốc. Ngược lại mức độ hấp thu đối với những chất được hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực (một số vitamin, đường, Ca, Fe v.v…) giảm đi đáng kể ở người cao tuổi. Do đó để đảm bảo sức khỏe, phòng một số bệnh của người cao tuổi (loãng xương, suy kiệt v.v…) cần bổ sung thêm các chất trên một cách hợp lý.                                                                                   . –

Tóm lại ở người cao tuổi do có sự biến đổi chức năng sinh lý ở đường tiêu hoá nên có ảnh hưỏng đến hấp thu thuốc. Nhưng nhìn chung đối với nhiều thuốc, mức độ giảm hấp thu không đáng kể, không ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị.

Phân bố thuốc

Nói chung ở người cao tuổi có một số biến đổi về sinh lý ảnh hưởng đến sự phân bố thuốc trong cơ thể.

Hàm lượng albumin trong huyết tương người cao tuổi thường giảm (đặc biệt ỏ những người đang bị hội chứng xơ gan, thận hư hoặc chấn thương, bỏng v.v…) dẫn đến táng nồng độ dạng tự do của các thuốc có bản chất acid yếu (những chất gắn với albumin huyết tương) như warfarin, cimetidin, furosemid v.v… dễ gây ngộ độc. Trong khi đó hàm lượng cq- glycoprotein acid trong huyết tương không thay đổi hoặc tăng không đáng kể nên nồng độ dạng tự do của những chất có bản chất base yếu (những chất gắn với cq- glycoprotein acid trong huyết tương) không bị ảnh hưỏng hoặc tảng chút ít như lidocain v.v…

Lượng nước trong toàn bộ cơ thể người cao tuổi giảm do đó giảm thể tích phân bố đối với những thuốc tan trong nước như digoxin, cimetidin, morphin v.v… gây tăng nồng độ của chúng trong huyết tương.

Mặt khác ở người cao tuổi giảm tỷ lệ khối cơ nhưng lại tăng khối lượng mỡ trong toàn cơ thể dẫn đến tăng thể tích phân bố và dễ gây tích lũy đối với những thuốc tan trong mỡ (diazepam, các barbiturat, các dẫn chất của phenothiazin v.v…).

Chuyển hóa thuốc

Giống như các lứa tuổi khác, chuyển hóa thuốc ở người cao tuổi xảy ra chủ yếu ở gan (chuyển hóa bước một) dưới ảnh hưởng của các enzym. Mức độ và tốc độ chuyển hóa phụ thuộc vào lưu lượng máu tới gan và hoạt tính của các enzym ở gan. Ở người cao tuổi không những lưu lượng máu tối gan giảm, hoạt tính của các enzym giảm mà còn giảm cả khối lượng gan dẫn đến giảm chuyển hóa đối với thuốc. Đối với một số thuốc (nifedipin, labetalol, propranolol, verpamil V.V..) do giảm chuyển hóa bước một ở gan đã tăng rõ rệt nồng độ trong huyết tương.

Hoạt tính của các loại enzym chuyển hóa thuốc ở gan của người cao tuổi bị suy giảm ở mức độ khác nhau. Hoạt tính của cytocrom P450 giảm nhiều hơn so với các enzym tham gia vào phản ứng liên hợp (glucuronyl transferase v.v…). Nói chung khi dùng các thuốc cho người cao tuổi nên giảm liều vì mức độ chuyển hóa của chúng giảm tới 30- 40%, đặc biệt một số thuốc tim mạch (nifedipin, propranolol, quinidin, verapamil v.v…), thuốc hướng thần (clordiazepoxid, diazepam, imipramin v.v…) và một số thuốc khác.

 Thải trừ thuốc

Thải trừ thuốc qua thận (đường thải trừ chủ yếu đối với phần lớn các thuốc sau khi được hấp thu) thực hiện theo ba cơ chế: lọc qua cầu thận, bài tiết qua ống thận và tái hấp thu qua ống thận. Chức năng cả ba cơ chế này đều giảm ở người cao tuổi, gây giảm bài tiết thuốc do đó kéo dài thời gian bán thải của thuốc. Không những thế ở người cao tuổi còn giảm về khối lượng thận, giảm số lượng nephron (đơn vị thận) và giảm lưu lượng máu qua thận. Vì những lý do trên khi dùng thuốc cho người cao tuổi cần điều chỉnh liều cho thích hợp, đặc biệt với một số thuốc có chỉ số điều trị hẹp như digoxin, các aminoglycosid, các thuốc thải trừ chủ yếu qua thận, không bị biến đổi ở gan v.v… Cơ sở thích hợp để điều chỉnh ở người cao tuổi là dựa vào chỉ số thanh lọc creatinin (C1 ).

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

link tại : Tác dụng của thuốc đối với người cao tuổi