Biến chứng và phòng bệnh viêm màng não mô cầu

0
926
Viêm màng não do não mô cầu

 

 

Viêm màng não do não mô cầu

Não mô cầu (NMC ) thuộc họ Nessria, thường khu trú ở mũi họng và chỉ gây bệnh cho người, kém chịu đựng bởi ánh sáng và thuốc sát trùng thông thường

Nguồn lây

Người bệnh, NMC thường thấy trong mũi họng ở thời kỳ đầu và được bài tiết ra ngoài trong 3- 4 tuần kể từ khi phát bệnh

Người lành mang trùng là yếu tố lan truyền mạnh hơn cả

Những bệnh nhân không điển hình như viêm mũi họng do NMC

VMN do NMC không điển hình là nguồn bệnh nguy hiểm

Đường lây

Lây truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp, qua không khí khi hít phải những giọt nước bọt, đờm dãi có chứa nhiều vi khuẩn từ mũi họng bệnh nhân bắn ra khi ho, hắt hơi, nói chuyện

Lây gián tiếp qua vật trung gian như: quần áo, bát đĩa, đồ chơi hiếm gặp

Cơ thể cảm thụ và miễn dịch

Tuổi dễ mắc từ > 6 tháng đến 2 tuổi và tuổi thanh thiếu niên

Trẻ sơ sinh ít mắc vì có kháng thể của mẹ truyền cho

Biến chứng

 

Biến chứng dày dính, tắc nghẽn

Tắc các lỗ Mono, Luchska, rãnh Sylvius, dày dính màng nhện từng đoạn gây cản trở lưu thông dịch não tủy có thể gây:

Não úng thủy

Tràn mủ não thất

Tràn mủ dưới màng cứng

Áp xe não: hội chứng tắc nghẽn : chọc dịch não tủy chảy rất ít, protein tăng, số lượng tế bào ít ( gọi là đạm tế bào phân ly )

 

Viêm não thất

Triệu chứng tăng áp lực nội sọ: nhức đầu, nôn dữ dội, phù gai mắt. Đồng thời có những dấu hiệu viêm não thất: co cứng mạch, ngủ miết hoặc hôn mê, có những cơn mê sảng

 

Các biến chứng khác

Liệt dây III, IV, VI:

Liệt dây III : sụp mi, lác ngoài, đồng tử giãn rộng và liệt

Liệt dây IV : mắt không đưa xuống thấp được

Liệt dây VI : không đưa mắt ra ngoài, đôi khi nhìn đôi

Liệt dây II: thu hẹp mọi phía thị trường

Liệt dây VIII : gây điếc

Liệt nửa người

Phòng bệnh

 

Viêm màng não do não mô cầu

 

Phòng bệnh chung

Phát hiện sớm, cách ly bệnh nhân, điều trị tích cực, kịp thời

Người bệnh có lây và trở thành dịch nhưng không cần tẩy uế, không đóng cửa trường học

 

Điều trị dự phòng

Dùng cho những người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, những người trong gia đình, nhân viên y tế

Rifampicin : người lớn 600 mg/ 12 giờ × 2 ngày.

Trẻ em 100 mg/ 12 giờ × 2 ngày

Ciprofloxacin 500 mg × 2 viên/ ngày × 5 ngày.

 

Phòng đặc hiệu

Chỉ tiêm vacxin chọn lọc cho các đối tượng sau:

Khách du lịch đến vùng đang có dịch

Nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao:

Người trong gia đình bệnh nhân, nhân viên y tế.

Hiện nay có vacxin nhóm A, C, Y, W 135. Vacxin nhóm B đang được nghiên cứu. Tác dụng bảo vệ trong 2 năm.

copy ghi nguồn : daiocduochanoi.com

Link bài viết tại : Biến chứng và phòng bệnh viêm màng não mô cầu