1 Hẹp động mạch phổi.
Động mạch phổi có thể hẹp đơn thuần hoặc kết hợp với các dị tật khác như thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch…Hẹp động mạch phổi đơn thuần có thể xảy ra ở vùng van, vùng phễu hoặc phối hợp cả vùng van và vùng phễu, trong đó phổ biến hơn cả là hẹp van động mạch phổi.
Mức độ trầm trọng của hẹp động mạch phổi quyết định hướng của dòng máu. Nếu hẹp động mạch phổi nhẹ, bất thường giống như thông liên thất đơn thuần và thông từ trái sang phải, không có tím tái ( bệnh được gọi tứ chứng Fallot ;). Khi mức độ hẹp tắc tăng, áp lực dòng máu từ thất phải vào động mạch phổi tăng lên và khi nó đạt đến mức độ sức cản mạch máu của cả hệ thống, thông từ phải sang trái trội lên và tím tái cũng tăng theo. Theo mức độ trầm trọng của hẹp dưới động mạch phổi tăng, động mạch phổi nhỏ hơn, thành mỏng hơn và động mạch chủ có đường kính rộng hơn. Khi trẻ lớn lên, tim tăng kích thước, lỗ động mạch phổi không dãn rộng một cách tương ứng làm cho hẹp càng nặng hơn.
Do hẹp động mạch phổi, luồng máu ra từ tâm thất phải bị cản trở, gây ra hai hậu quả cơ bản về rối loạn huyết động:
– Áp lực tâm thất phải tăng, gây dày và dãn thất phải và dần dần gây suy tim phải.
– Lưu lượng máu lên phổi giảm gây hạn chế nhiều tới sự trao đổi oxy và cacbonic ở phổi.
Trong trường hợp teo động mạch phổi nghĩa là không có thông giữa thất phải và phổi, máu từ tâm thất phải qua một lỗ thông liên thất đi vào phổi qua ống động mạch còn tồn tại. Hẹp động mạch phổi có thể từ nhẹ tới vừa. Thất phải thường bị phì đại và ở sau chỗ hẹp của động mạch phổi thường bị giãn rộng, đây là hậu quả sinh ra do dòng máu phun vào thành động mạch.
Hẹp nhẹ có thể không có triệu chứng và phù hợp với đời sống dài. Lỗ van càng nhỏ thì tím tái càng nặng và càng biểu hiện sớm hơn. Hẹp van đơn thuần thường được điều trị bằng phẫuthuật hoặc trong một số trường hợp người ta tạo van bằng bóng khi van hẹp kết hợp với thiểu sản thất phải. Việc điều trị phẫu thuật thường phức tạp hơn và có nhiều biến chứng.
2.Thân chung động mạch.
Động mạch chủ và động mạch phổi hợp nhất thành một và từ đó xuất phát ra hai nhánh động mạch phổi và các động mạch khác. Thân chung động mạch phát sinh do ống động mạch bào thai không phân chia thành động mạch chủ và động mạch phổi. Kết quả tạo thành một động mạch lớn duy nhất nhận máu từ cả hai tâm thất và vì vậy máu ở động mạch phổi và ở các động mạch ngoại biên đều có đậm độ oxy ngang nhau. Khi sức cản mạch phổi bình thường, lưu lượng máu qua phổi tăng để trao đổi khí nên tím tái rất ít hoặc không rõ. Khi sức cản phổităng cao, tuần hoàn phổi không đầy đủ thì tím tái xuất hiện nhiều và có thể xuất hiện sớm sau khi sinh và thường tử vong sớm trong những tuần đầu. Van của thân chung động mạch thường giống van ba lá nhưng ở một số trường hợp có thể có hai van, bốn van hoặc thậm chínăm van. Thân chung động mạch kết hợp với nhiều dị tật khác như là: quai động mạch chủphải (30%), động mạch phổi thiểu sản, không có ống động mạch hoặc bất thường động mạch vành và các dị tật khác nhau của van thân chung động mạch từ hở đến hẹp.
Copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
Link bài viết tại : Các dị tật động mạch phổi