Các thể trứng cá

0
619
mụn trứng cá
Các thể trứng cá

Trứng cá thể thông thường

Là hình thái thường gặp nhất của mụn trứng cá với các thương tổn rất đa dạng như sau:

Tổn thương

  • Bắt đầu từ tuổi dậy thì, trên nền da nhờn xuất hiện các tổn thương nhân trứng cá (comedon) hay mụn đầu đen do chất bã bài tiết và tế bào biểu mô cô đặc lại.
  • Sau đó, tùy mức độ viêm nhiều hay ít, nông hoặc sâu mà có các tổn thương như mụn đầu đen, đầu trắng, sẩn, mụn mủ, mụn bọc hay ổ áp xe.

Vị trí

  • Thường gặp là ở mặt, trán, cằm, má, phần trên lưng, trước ngực
  • Ít khi xuống quá thắt lưng.

Các thể lâm sàng trứng cá nặng

Trứng cá dạng cục, dạng kén:

  • Hay gặp ở nam.
  • Tổn thương sâu hơn trứng cá thường và hình thành các kén có nguồn gốc nang lông.
  • Ví trị thường gặp là mặt, cổ, xung quanh tai.

Trứng cá bọc

Trứng cá bọc
  • Là loại trứng cá mủ mạn tính, dai dẳng.
  • Bắt đầu ở tuổi thiếu niên, có tổn thương dạng cục, hay để lại lỗ dò, luôn luôn để lại sẹo lõm.

Trứng cá tối cấp (còn gọi trứng cá bọc cấp tính, trứng cá có sốt và loét):

  • Bệnh xảy ra đột ngột với sốt, mệt mỏi, tăng bạch cầu đa nhân, hồng ban nút và các tổn thương trứng cá.

Các thể lâm sàng khác

Trứng cá trẻ sơ sinh:

  • Xảy ra trong tháng đầu của trẻ sơ sinh.
  • Tổn thương sẩn bằng đầu ghim ở tháp mũi, má,trán.
  • Tồn tại 5-7 ngày.

Trứng cá do thuốc:

  • Do thuốc nội tiết, Azathioprin, thuốc có iod, thuốc tránh thai.
  • Corticoid có thể gây trứng cá ở mặt, lưng, phía ngoài 2 cánh tay, thương tổn không có nhân.

Trứng cá muộn ở phụ nữ:

  • Gặp ở phụ nữ từ 30-40 tuổi
  • Nguyên nhân do cường nội tiết sinh dục (nhất là buồng trứng), thường kèm theo rụng tóc.

Trứng cá do hóa chất:

  • Do mỹ phẩm
  • Do các chất halogen (clor, brom, iod)
  • Do xăng, dầu (còn gọi trứng cá hạt dầu: thường ở vùng mu bàn tay, cẳng tay, không có nhân)

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Các thể trứng cá