Các tương kỵ lý, hóa học

0
1120
tương kỵ lý học (ảnh minh họa)

 Các tương kỵ lý, hóa học

tương kỵ lý học (ảnh minh họa)

Tương tác là hiện tượng xảy ra giữa hai hay nhiều chất khi phối hợp chúng với nhau. Tương tác giữa chất chứa với dụng cụ chứa, giữa các thuốc với các chất mang. Sự tương kỵ vật lý là hiện tượng dẫn tới một sự thay đổi thấy được bằng mắt – Sự tương kỵ hóa học thì không gây ra những thay đổi nhìn thấy được mà xảy ra phản ứng hóa học nội tại giữa hai hay nhiều chất. Có rất nhiều cơ chế của các tương kỵ lý hoá học. Đây là những tương tác xảy ra, không phải invivo trong cơ thể người bệnh, mà là invitro trước khi người bệnh dùng thuốc.

  • Dung môi gây bất hoạt ví dụ như do pH: pH acid của các dung dịch glucose gây bất hoạt các bêta-lactam và cephalosporin; có khi chỉ do tính ít bền vững của một số thuốc trong môi trường nước (ví dụ penicilin).
  • Tương tác trực tiếp giữa hai thứ thuốc: Dẫn đến sự bất hoạt, có hoặc không kèm theo kết tủa nhìn thấy được.

+    Không có kết tủa ® Ví dụ penicilin + aminoglycosid.

+    Có kết tủa, nếu có thay đổi độ phân cực ® Ví dụ tetracyclin + dung dịch muối canxi (tạo phức).

  • Tương tác trực tiếp giữa nhóm acid và nhóm base. Ví dụ protamin (base) – héparin.
  • Bất hoạt do một chất bảo quản dung dịch thuốc. Ví dụ bisulfit – penicilin.
  • Sự bất hoạt do thuốc bị gắn vào một chất khác. Ví dụ dịch thuỷ phân các acid amin và các thuốc họ digital, tetracyclin, các barbituric… Không bao giờ được cho thêm thuốc vào dung dịch dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa.
  • Bất hoạt do oxi hoá do ánh sáng, gây ra bởi một số chất có tính khử. Ví dụ riboflavin – tetracyclin (xem danh mục các thứ thuốc cần bảo quản trong điều kiện tối). Hiện nay có thể tìm được những bình đựng dịch truyền, các ống dẫn cản ánh sáng, cho phép tiến hành tiêm truyền trong thời gian khá dài. Ví dụ một số thuốc chống gián phân.
  • Bất hoạt do bảo quản ở nhiệt độ xung quanh. Ví dụ dịch thuỷ phân các acid amin, các nội tiết tố, các vacxin, các protein (xem danh mục các thuốc cần bảo quản ở lạnh).
  • Bất hoạt do thuốc bị hấp phụ hoặc hấp thụ trên bình bằng thuỷ tinh hay chất dẻo. Vấn đề này đã xuất hiện và được nghiên cứu chủ yếu với diazepam và trinitrin tiêm trên những ống Polyvinyl chlorid.

Người ta đã biết đến hiện tượng hấp phụ insulin trên các chai thuỷ tinh. Sự xuất hiện nhựa tổng hợp PVC (Polyvinyl chlorid), EVA (Ethylen vinyl acetat) để chế tạo dây truyền, các túi đựng thuốc tiêm truyền đã đẩy mạnh những nghiên cứu này, và các điều này cũng giải thích sự khác nhau về liều dùng ghi trong các tài liệu khác nhau, nhất là với trinitrin. Việc đưa ra dùng những bơm tiêm bằng polystyren đã buộc Bộ Y tế Pháp phải đưa ra các quy định là những dung dịch để tiêm dùng dung môi không phải là nước thì cấm dùng các bơm tiêm bằng chất dẻo, mà phải bằng thủy tinh. Việc sử dụng các bơm tiêm bằng polypropylen làm giảm thiểu nguy cơ này.

Tuy vậy, vấn đề tương kỵ đã phát triển rất mạnh cùng với sự xuất hiện những điểm tiêm thuốc vào những ống thông, những ống tiêm truyền, sự xuất hiện các chai bằng polyethylen không cho phép phát hiện bằng mắt các kết tủa hay vẩn đục, những ống đẩy của bơm tiêm, những bộ khung vòi chảy nhiều lối, những bơm nhu động bằng chất dẻo.

Hiện tượng hấp phụ trên chất dẻo:

  • Hiện tượng hấp thụ: Là hiện tượng cho một chất đi vào bên trong có phần giữ
    lại. Sự xâm nhập của hoạt chất vào trong chiều dày của chất dẻo là hiện tượng hấp thụ.
  • Hiện tượng hấp phụ: Là hiện tượng giữ lại một chất (chất khí hay chất lỏng) ở lớp bề mặt của chất rắn. Như vậy, trong lần tiếp xúc đầu tiên giữa hoạt chất với bề mặt thành bình là xảy ra hiện tượng hấp phụ (như vậy đây là một hiện tượng bề mặt).
  • Hiện tượng thấm: Là hiện tượng những phân tử của dung dịch đi qua thành bình chứa. Trong hấp phụ, động học xảy ra rất nhanh, và trạng thái cân bằng chóng thiết lập. Trái lại, trong hấp thụ, quá trình tiến hành lâu hơn nhiều (có thể đẩy nhanh hơn bằng cách tăng nhiệt độ). Ví dụ sự hấp phụ của heparin trên thuỷ tinh, hấp phụ insulin trên PVC, polyethylen, polypropylen, và chất polyme ethylen – vinyl acetat (EVA), sự hấp phụ insulin trên thuỷ tinh.

Ví dụ sự hấp phụ và hấp thụ các dẫn chất nitro hoá trên PVC (nitro glycerin và isosorbid dinitrat).

Ví dụ  sự hấp thụ diazepam trên PVC và trên cellulose propionat.

Không được quên những hiện tượng lý hoá học có thể xảy ra khi pha chế thuốc, khi thuốc ở khâu pít tông, ở khâu thực hiện tiêm truyền và khi dịch tiêm truyền chảy qua dây truyền.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com