Chấn thương niệu đạo

0
847
Thuốc tê

Đại cương

Chấn thương niệu đạo là một cấp cứu thường gặp trong tiết niệu và phải được xử trí kịp thời để tránh các tai biến nguy hiểm trước mắt: bí đái, viêm tấy nước tiểu vùng tầng sinh môn và tránh các di chứng phức tạp về sau: viêm niệu đạo, hẹp niệu đạo. Về cấu tạo giải phẫu, niệu đạo nam được chia làm 2 phần: niệu đạo trước và niệu đạo sau.
Trên lâm sàng chấn thương niệu đạo trước và sau khác hẳn nhau về: nguyên nhân
sinh bệnh, lâm sàng, phương pháp điều trị.

Dập niệu đạo trước

1. Nguyên nhân – cơ chế

Niệu đạo trước là đoạn niệu đạo nằm trong vật xốp gồm hai phần:
– Phần di động trước xương mu là niệu đạo dương vật, ít khi bị tổn thương chỉ bị giập vỡ khi dương vật bị bẻ lúc cương, bị cắt, bị vật nhọn chọc vào hoặc do bị chó hoặc lợn cắn.
– Phần cố định là niệu đạo tầng sinh môn hay bị dập hoặc đứt.
Nguyên nhân do ngã ngồi trên vật cứng như trượt ngã ngồi trên mạn thuyền, trên
\ cầu thang hay xoạc chân trên dàn giáo. Trọng lượng cơ thể dồn xuống xương mu, tầng sinh môn bị ép giữa vật cứng và bờ dưới xương mu làm dập hay đứt niệu đạo. Do bị lực tác động mạnh trực tiếp vào tầng sinh môn: Cơ chế tương tự.

niệu đạo

2. Giải phẫu bệnh

Tuỳ theo tai nạn, lực ép từ cao xuống cùng với trọng lượng cơ thể và sức dội của vật cứng ở dưới mà tổn thương ở các mức độ khác nhau.
2.1. Đứt không hoàn toàn
– Vật xốp bị dập, vỡ, chảy máu gây tụ máu tầng sinh môn.
– Niệu đạo bị dập thường là từ trong ra ngoài: lớp niêm mạc, lớp thành và lớp bên ngoài gây chảy máu niệu đạo nhưng hai đầu niệu đạo không bị tách xa nhau.

– Loại này điều trị bảo tồn được: Đặt Sonde niệu đạo và điều trị kháng sinh.

2.2. Đứt hoàn toàn

– Vật xốp bị đứt ngang; bầm dập tổ chức rộng lớn.
– Hai đầu niệu đạo đứt rời nhau; có khi 1-2cm, niệu đạo đứt thông với lớp tế bào dưới da gây chảy máu nhiều qua miệng sáo, tụ máu và nước tiểu lớn tầng sinh môn dẫn đến viêm tấy nước tiểu rất nguy hiểm.
– Loại này phải được xử trí kịp thời.
Dẫn lưu bàng quang giữ cho nước tiểu không lan ra TSM Mở TSM lấy máu tụ và cầm máu niệu đạo. Nối lại niệu đạo đứt 1 hoặc 2 thì.

3. Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán

3.1. Hỏi bệnh: Cơ chế và hoàn cảnh xảy ra tai nạn. Giờ xảy ra tai nạn.Sau tai nạn có đau chói tầng sinh môn, có thể ngất đi hoặc không ngồi dậy và đi lại được
Sau tai nạn có đái được không.
Sau tai nạn có chảy máu miệng sáo nhiều hay ít, từng đợt hay liên tục, không tự
ngừng mặc dù bệnh nhân tự lấy tay ép vào vùng bị tổn thương.
3.2. Thăm khám tại chỗ
– Thấy khối máu tụ vùng tầng sinh môn hình cánh bướm to hoặc nhỏ tuỳ mức độ tổn thương và thời gian đến và có thể lan rộng về phía bẹn, mặt trong đùi, dừng lại ở bờ trước của hậu môn, bìu căng to.
– Chảy máu miệng sáo hoặc thấm ra quần áo sau tai nạn.
– Khám tầng sinh môn có điểm đau chói và thấy máu chảy ra miệng sáo.
– Khám thấy cầu bàng quang khi bệnh nhân không đái được.
* Các hình thái lâm sàng biểu hiện thương tổn như sau:
– Dập vật xốp đơn thuần chủ yếu là tụ máu tầng sinh môn, không có chảy máu
niệu đạo – bệnh nhân vẫn đái dễ nước tiểu trong.
– Đứt niệu đạo không hoàn toàn: Chảy máu miệng sáo tự cầm, tụ máu nhẹ tầng sinh môn. Bệnh nhân có thể đái được hoặc không tự đái được do phản xạ. Thăm khám thấy bàng quang căng.
– Đứt niệu đạo hoàn toàn: Chảy máu miệng sáo nhiều và khối máu tụ – nước tiểu lớn vùng tầng sinh môn. Thăm khám thấy bí đái – bàng quang căng.* Chẩn đoán dựa trên cơ chế gây tai nạn và triệu chứng lâm sàng
Để chẩn đoán xác định rõ thương tổn cần:
– Chụp niệu đạo ngược dòng
+ thuốc cản quang tràn ra ngoài niệu đạo.
+ Thuốc cản quang đọng ở tầng sinh môn.
– Soi niệu đạo chẩn đoán đứt niệu đạo hoàn toàn hay không hoàn toàn.
– Tuyệt đối không được thăm dò bằng Sonde đái vì có thể gây tổn thương thêm và dễ nhiễm khuẩn.