Contents
1. Nguyên tắc của chế độ ăn ở người đái tháo đường type 1
- Chế độ ăn phải tính đủ calo để duy trì được cân nặng lý tưởng.
- Ở những người này thường nhận liều Insulin là 2 lần/ngày, thể loại Insulin thường là được kết hợp giữa Insulin tác dụng nhanh và tác dụng trung gian.
2. Nguyên tắc của chế độ ăn với người đái tháo đường type 2
2.1. Đảm bảo đủ năng lượng để giữ cân nặng bình thường
- Mục đích của chế độ ăn nói riêng và điều trị nói chung là phải giảm cân, nhất là đối với người béo, thường chế độ ăn này vào khoảng 1.400 Kcal.
- Đối với người béo cần giảm bớt năng lượng nhưng không giảm đột ngột.
- Có thể sử dụng chất tạo vị ngọt (Sweetenes), các chất này không cung cấp năng lượng hoặc có rất ít, được dùng thay cho đường, có độ ngọt cao hơn đường gấp nhiều lần:
– Aspartam : Loại an toàn nhất cho người đái tháo đường gồm 2 amino acid chính là acid aspartic và phenylalamin, ngọt gấp 180 lần sucroza.
– Fructoza : Làm tăng nhẹ glucoza máu nhưng không cần sử dụng insulin .
- Các chất chứa tinh bột: FDA có đề nghị sử dụng một số chất đối kháng enym của amylaze và sucroza (Alphaglucosidaze Inhibitor). Có ý kiến cho rằng đây không phải là thuốc, nhưng nó vẫn đang tiếp tục được sử dụng.
2.2. Đảm bảo tỷ lệ năng lượng giữa protein, glucid, lipid
- Tỷ lệ giữa các chất sinh năng lượng nên có là protein: 15%, lipid: 50%, glucid: 35%.
- Cần hạn chế glucid xuống tới mức mà cơ thể bệnh nhân chịu đựng được, nếu giảm quá mức glucid trong khẩu phần thì sẽ có thể có biến chứng.
- Cần tăng protein khẩu phần lên cao hơn người bình thường để đáp ứng nhu cầu chuyển hoá của cơ thể và cung cấp thêm năng lượng thay glucid. Nhưng cũng không nên cho quá 20% tổng số năng lượng của khẩu phần.
- Lượng lipid cần để cung cấp số năng lượng còn thiếu. Khi sử dụng lipid chú ý dựng nhiều axit béo chưa no vì cần hạn chế cholesterol ở mức thấp nhất.
2.3. Chế độ ăn xơ
- Nên dùng vừa đủ thức ăn giàu chất xơ có tác dụng khống chế việc tăng glucoza, cholesterol, triglyxerit sau bữa ăn.
- Thành phần thực vật trong chế độ ăn này chiếm chủ yếu như xeluloza, kẹo cao su và pectin.
– Các insolube fiber : Chất xơ đặc như xeluloza hoặc bán xeluloza như cám, có xu hướng tăng thời gian vận chuyển qua ruột non, loại này có ích cho chức năng đại tràng.
– Các xơ lỏng : Như protopetin và pectin thường thấy trong đậu và bột yến mạch, vỏ táo có xu hướng giảm thời gian vận chuyển qua dạ dày và ruột để hấp thu glucoza thấp hơn và hạn chế được sự tăng đường máu.
2.4. Đủ nhu cầu vitamin
- Trong khẩu phần cần chú ý đặc biệt đến các vitamin nhóm B (B1, B2, PP) để ngăn ngừa tạo thành thể cetonic.
- Các viatmin A, viatmin E, vitamin C là những vitamin cần được tăng sử dụng để giảm biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường
2.5. Phân chia khẩu phần thành nhiều bữa
- Để tránh được tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn, cần chia khẩu phần thành nhiều bữa đều nhau, thường là 4 – 5 bữa trong ngày.
- Với bệnh nhân dùng Insulin, các bữa ăn nên phù hợp với thời gian tác dụng tối đa của Insulin để đề phòng hạ đường huyết.
copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
Link bài viết tại : chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường