Chuyển hóa thuốc

0
1308
Sử dụng kháng sinh

Chuyển hóa

Chuyển hóa (metabolism) hay còn gọi là sinh chuyển hóa (biotrans- iormation) đối với thuốc là quá trình biến đổi của thuốc trong cơ thể dưới ảnh hưởng của các enzym tạo nên những chất ít nhiều khác với chất mẹ, được gọi là chất chuyển hóa (metabolite).

Trừ một số ít thuốc sau khi vào cơ thể không bị biến đổi được thải trừ nguyên vẹn như các chất vô cơ thân nước, strychnin, các kháng sinh nhóm aminoglycosid… còn phần lớn các thuốc đều bị chuyển hóa trước khi thải trừ. Chuyển hóa thuốc có thể xảy ra ở các tổ chức khác nhau như thận, phổi, lách, máu… nhưng chủ yếu xảy ra ở gan.

Bản chất của chuyển hóa thuốc là quá trình biến đổi thuốc trong cơ thể từ không phân cực thành phân cực hoặc từ phân cực yếu thành phân cực mạnh để dễ đào thải (dạng phân cực ít tan trong lipid nên không được tái hấp thu ở tế bào ống thận).

chuyển hóa thuốc

1. Ảnh hưởng của chuyển hóa đối với tác dụng sinh học và độc tính của thuốc

  •  Nói chung qua chuyển hoá phần lớn các thuốc bị giảm hoặc mất độc tính, giảm hoặc mất tác dụng. Ví dụ procain bị thủy phân thành acid para aminobenzoic và diethylamino ethanol không còn tác dụng gây tê; 6- mercaptopurin bị oxy hóa thành 6- mercapturic acid không còn tác dụng chống ung thư. Mặt khác qua chuyển hóa thuốc dễ dàng bị thải trừ. Chính vì những lý do trên người ta nói quá trình chuyển hóa là quá trình khử độc của cơ thể dối vói thuổc.
  • Một số thuốc qua chuyển hoá, chất chuyển hoá vẫn giữ được tác dụng dược lý như chất mẹ nhưng mức độ có thể thay đổi ít nhiều. Ví dụ: desipramin là chất chuyển hoá của imipramin có tác dụng chống trầm cảm tương tự imipramin; chất chuyển hoá của acetohexamid là 1- hydroxyhexamid có tác dụng hạ đường huyết mạnh hơn chất mẹ.
  • Một số thuốc chỉ sau khi chuyển hóa mới có tác dụng. Ví dụ: levodopa có tác dụng chống Parkinson là do khi vào cơ thể bị chuyển hóa tạo thành dopamin; Vitamin D3 bị chuyển hóa thành 1, 2 dihydroxycalciferol có tác dụng tăng hấp thu calci ở ruột v.v…
  • – Đặc biệt có một số chất sau khi bị chuyển hóa lại tăng độc tính. Ví dụ: carbon tetraclorid (CCl4) gây hoại tử tế bào gan là do trong cơ thể tạo thành CC13*. Primaquin trong cơ thể bị oxy hóa tạo thành 5 hydroxy hoặc 5, 6 dihydroxy primaquin có thể gây độc với máu (giảm bạch cầu, tan máu v.v…).

CC14 ———— >—– CC13* + cr

%

2. Những phản ứng chuyển hóa

Gác phản ứng chuyển hoá thuốc được chia thành hai phase: phase I (phase giáng hoá) gồm các phản ứng oxy hoá, khử, thuỷ phân. Qua những phản ứng này các nhóm phân cực sẽ được gắn vào các phân tử thuốc. Nhiều khi phase I là điều kiện cần thiết để thực hiện phase II. Phase II (phase liên hợp) gồm các phản ứng liên kết giữa thuốc hoặc sản phẩm chuyển hoá của thuốc với một sô” chất nội sinh (acid glucuronic, glycin, glutamin, glutathion, Sulfat…). Phần lớn những sản phẩm liên hợp có tính phân cực mạnh, không có hoạt tính dược lý, ít hoặc không độc (riêng sản phẩm acetyl liên hợp và methyl liên hợp không tăng mức độ phân cực). Có thể trình bày sơ bộ quá trình chuyển hoá thuốc theo

hình 1.5……………………………..

Thuốc ———– >————– Phase I ————– >—————– Phase II

Các phản ứng phase I:                                                      Các phản ứng phase II:

Oxyhóa                                                                             Liên hợp với:

Khử                                                                               Acid glucuronic

Thuỷ phân                                                                          Acid acetic

Acid sulfuric

Glycin

v.v…

Hỉnh 1.5. Các giai đoạn cơ bản trong chuyển hoá thuốc

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com