Đại cương về gôm và chất nhầy

0
1421
dược liệu
Cấu trúc của gôm và chất nhầy

Gôm :

– Có nguồn gốc bệnh lý, cây tiết ra gôm là một phản ứng đối với điều kiện không thuận lợi. Là sản phẩm thu được dưới dạng rắn từ các kẽ nứt tự nhiên hay vết rạch của cây.

– Cấu trúc phức tạp, phân nhánh, thường chứa các đường

được methyl hóa hoặc acetyl hóa và acid uronic.

– Không tan trong các dung môi hữu cơ, tạo với nước dung dịch keo.

– Thành phần đặc trưng cho loài nhưng cũng biến đổi tùy theo vùng và theo điều kiện khí hậu.

Chất nhầy :

– Là thành phần cấu tạo của tế bào bình thường. Có thể chiết ra từ nguyên liệu bằng nước

– Vai trò : giữ nước (hạt lanh), chất dự trữ (bạch cập)

– Cấu trúc phức tạp, thường chứa hexose, pentose

– Không tan trong các dung môi hữu cơ, tan trong nước tạo dung dịch có độ nhớt cao

Phân biệt gôm và nhựa

Về hình thức bên ngoài gôm cũng giống nhựa: có dạng rắn, chảy ra từ kẽ nứt, lỗ sâu đục hoặc vết rạch của cây. Tuy nhiên

– Khi đốt : nhựa có mùi thơm, gôm có mùi giấy cháy

– Độ tan : Nhựa không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ. Gôm thì ngược lại

– Bản chất hóa học :

Gôm thuộc nhóm polysaccharid

Nhựa thuộc nhóm terpen

Phân loại : gôm và chất nhầy chia thành 3 nhóm theo cấu tạo HH

  1. Nhóm trung tính :

Galactomannan hoặc Glucomannan

– Galactomannan : polysaccharid của D-mannose và D-galactose

– Glucomannan : polysaccharid của D-mannose và D-glucose

Mạch chính gồm D-mannopyranose

  1. Nhóm acid, thành phần có acid uronic : đại diện gôm arabic

– Gôm arabic có PTL lớn : 250.000, phân nhánh nhiều

– Cấu tạo : D-galactopyranose, L-arabinose, L-rhamnose, acid D- glucuronic (tỷ lệ 3:3:1:1).

Mạch chính gồm D-galactopyranose theo dây nối β (1→3)

  1. Nhóm acid, có thành phần gốc sulfat : đại diện thạch AgarĐánh giá dược liệu chứa gôm hoặc chất nhầy- PP cân, PP đo độ nhớt, chỉ số nở

    – Nghiên cứu thành phần monosaccharid của gôm và chất nhầy : thuỷ phân hoàn toàn, sắc ký

    Ứng dụng

    – Trong thực phẩm

    – Thuốc: Chữa ho, táo bón, làm lành vết thương, vết loét.

    – Một số chất có tác dụng chống khối u

    – Tá dược trong bào chế thuốc, mỹ phẩm: tá dược trong viên nén, chất ổn định trong nhũ dịch, kem và thuốc mỡ.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Đại cương về gôm và chất nhầy