Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em

0
1488
Trẻ suy dinh dưỡng
Sự phát triển của trẻ

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em bằng các chỉ số CN/T, CC/T, CN/CC ( Chiều cao, cân nặng, tuổi)

Tháng 4 năm 2006, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra chuẩn phát triển mới (Child Growth Standards) áp dụng cho trẻ em.

Chuẩn này WHO tiến hành xây dựng từ tháng 7 năm 1997 đến tháng 12 năm 2003 trên 8440 trẻ với sự kết hợp của 2 nghiên cứu: nghiên cứu theo dõi theo chiều dọc đối với trẻ 0 – 24 tháng tuổi và nghiên cứu cắt ngang đối với trẻ 18 – 71 tháng tuổi. Sáu nước đảm bảo các tiêu chuẩn của WHO ở các châu lục khác nhau đã được tham gia, đó là Brazil, Ghana, India, Na Uy, Oman và Mỹ.

Z-score được tính theo công thức sau:

Đánh giá dinh dưỡng trẻ em

Các điểm ngưỡng đánh giá tình trạng dinh dưỡng: Các số đo trong các ô bôi đậm là ở trong giới hạn bình thường.

 

Z-Score

Các chỉ số tăng trưởng
Chiều cao (dài)/tuổi Cân nặng/tuổi Cân nặng/

chiều cao (dài)

BMI/tuổi
> 3 Xem Chú ý 1  

 

Xem Chú ý 2

Béo phì Béo phì
> 2 Thừa cân Thừa cân
 

> 1

Có nguy cơ thừa cân

(Xem Chú ý 3)

Có nguy cơ thừa cân

(Xem Chú ý 3)

 

 

Z-Score

Các chỉ số tăng trưởng
Chiều cao (dài)/tuổi Cân nặng/tuổi Cân nặng/

chiều cao (dài)

BMI/tuổi
0 (trung vị)
< -1
< -2 Thấp còi

(Xem Chú ý 4)

Thiếu cân Còm Còm
 

< -3

Thấp còi trầm trọng

(Xem Chú ý 4)

Thiếu cân trầm trọng Còm trầm trọng Còm trầm trọng

 

Chú ý:

  1. Đứa trẻ có chiều cao ở ranh giới này là rất cao. Cao ít khi là vấn đề sai lệch trong tăng trưởng, trừ khi là quá mức thì có thể là biểu hiện của rối loạn nội tiết chẳng hạn như do tăng tiết hóc môn tăng trưởng do u. Hãy gửi đứa trẻ trong ranh giới này đi khám nếu nghi ngờ có sự rối loạn nội tiết (ví dụ: Nếu cha mẹ có chiều cao bình thường mà đứa trẻ lại có chiều cao quá cao so với tuổi của nó).

2. Một đứa trẻ có cân nặng/tuổi nằm ở ranh giới này có thể có vấn đề lệch lạc về tăng trưởng, nhưng điều này được đánh giá tốt hơn từ cân nặng/chiều cao (dài) hoặc BMI/tuổi.

3. Một điểm chấm >1 biểu hiện khả năng nguy cơ. Xu hướng ngả về đường 2 Z-Score biểu hiện một nguy cơ chắc chắn.

4. Khả năng đối với một đứa trẻ bị thấp còi hoặc thấp còi nặng trở thành thừa cân.

Suy dinh dưỡng (SDD) thể thiếu cân phản ánh tình trạng cân nặng của trẻ không đạt chuẩn theo tuổi, tuy nhiên số đo này không cho biết chính xác đây là SDD trong quá khứ hay hiện tại.

SDD thể còm phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính, làm cho trẻ ngừng lên cân hoặc tụt cân, trong khi chiều cao không thay đổi. SDD thể còm thường gặp trong trường hợp trẻ mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính như tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp cấp…

SDD thể thấp còi phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc thuộc về quá khứ làm cho đứa trẻ có chiều cao thấp hơn chiều cao đáng lẽ phải có theo tuổi. SDD thể thấp còi thường gặp trong trường hợp thiếu dinh dưỡng kéo dài trong quá khứ.

 

Ngưỡng đánh giá mức thiếu dinh dưỡng protein năng lượng ở cộng đồng

Thể suy dinh dưỡng Mức độ nặng
Thấp Trung bình Cao Rất cao
Tỷ lệ SDD thể còm

(CN/CC thấp)

< 5% 5 – 9% 10 – 14% 15
Tỷ lệ SDD thể thiếu cân

(CN/T thấp)

< 10% 10 – 19% 20 – 29% 30
Tỷ lệ SDD thể thấp còi

(CC/T thấp)

< 20% 20 – 29% 30 – 39%  40

Copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : đánh giá dih dưỡng ở trẻ em