Contents
I Dịch tễ học
1 Mầm bệnh
Phẩy khuẩn tả Vibrio Cholerae thuộc họ Vbrionaceae hình dấu phẩy, Gram âm, có khả năng di động nhờ lông ở một cực, không sinh nha bào.
V.Cholerae được chia thành V.cholerae 01 và V.Cholerae non 01.
2 Nguồn bệnh
- Là người bệnh, bệnh nhân tả thải vi khuẩn ngay trong thời kỳ nung bệnh, nhiều nhất trong thời kỳ toàn phát, 1ml phân có thể chứa 10^8 – 10^9 vi khuẩn tả.
- Phân người bệnh chứa phẩy khuẩn tả trong khoảng 17 ngày, nếu được điều trị bằng kháng sinh phẩy khuẩn tả sẽ hết dần, nhanh nhất sau 2 ngày, dài nhất sau 6 ngày.
- Bệnh tả thể nhẹ (chiếm 90%) là nguồn lây nguy hiểm vì thường không được phát hiện và cách ly.
- Người lành mang vi khuẩn là những bệnh nhân đã được điều trị khỏi về lâm sàng vẫn tiếp tục mang vi khuẩn theo phân, những người mang mầm bệnh không triệu chứng do tếp xúc với bệnh nhân(20- 30%).
3 Đường lây
- Bệnh lây theo đường tiêu hóa thông qua nguồn nước thực phẩm, rau quả bị nhiễm mầm bệnh, qua dụng cụ ăn uống bị ô nhiễm, qua ruồi nhặng làm lây lan mầm bệnh.
- Nước là nguồn lây quan trọng trong bệnh tả. Nước có thể nhiễm phẩy khuẩn tả do chât thải của bệnh nhân, do giặt chung chăn màn, quần áo của người bệnh. Qua nguồn nước dịch tả lan nhanh, nếu xử lý tốt nguồn nước thì dịch tả có thể được dập tắt nhanh chóng.
- Bệnh có thể lây trực tiếp nhưng hiếm gặp, xảy ra ở nhân viên y tế, người chăm sóc bệnh nhân hay làm nhiệm vụ khâm niện tử thi.
4 Cơ thể cảm thụ và miễn dịch
- Sau mắc bệnh tả để lại miễn dịch kém bền vững.
- Tại vùng dịch tả lưu hành, trẻ em thường mắc bệnh nhiều nhất là trẻ em <2 tuổi còn đang bú mẹ.
- Ở những vùng chưa từng xảy ra dịch tả, khi dịch xảy ra mọi lưa tuổi mắc bệnh ngang nhau.
5 Tính chất dịch
– Dịch tả dễ lan rộng và bùng phát ở những vùng đông dân cư, vùng dân cư ó mứ sinh hoạt thấp, điều kiện vệ sinh môi trường kém, môi trường sống bị ô nhiễm.
– Dịch thường lan rộng nhanh chóng cùng bếp ăn, nguồn nước.
– Bệnh thường xảy ra vào mùa hè.
II Phòng bệnh
1 Khi bệnh chưa khởi phát
– Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Đảm bảo cung cấp nước sạch.
– Xử lý tốt rác thải.
– Tuyên truyền giáo dục nhân dân.
– Vacxin phòng tả: có 2 loại uống và tiêm
2 Khi có dịch
– Thực hiện các biện pháp cách ly dịch, kiểm soát dịch và kiểm soát biên giới khi đang có dịch xảy ra.
– Điều trị dự phòng bằng kháng sinh: chỉ dùng khi co dịch tả va dùng kháng sinh một thời gian ngắn để phòng những người tiếp xúc với bệnh nhân và nhân viên y tế phục vụ bệnh nhân.
Thường dùng Ciprofloxacin 1g/ngày liều duy nhất với người lớn
Hoặc Azithromycin 0,5g/ngày liều duy nhất với phụ nữ có thai, cho con bú và 10mg/ngày liều duy nhất với trẻ em.
* Trong quá trình vận chuyển bệnh nhân tả cần lưu ý:
-Phòng dịch với cán bộ y tế và người phục vụ bệnh nhân tả: tẩy uế quần áo, giày dép, dụng cụ cá nhân bằng cloramin B rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
-Chuyển bệnh nhân phải đảm bảo không làm lây lan vi khuẩn trên đường đi.
– Chế độ ra viện: sau khi khỏi bệnh về mặt lâm sàng cấy phân 3 lần liên tiếp cách nhau 2 ngày âm tính.
Copy ghi nguồn :daihocduochanoi.com
Link bài viết: Dịch tễ học và phòng chống bệnh tả