Diễn biến và biến chứng của đứt niệu đạo sau.

0
831
niệu đạo

Về cấu tạo giải phẫu, niệu đạo nam được chia làm 2 phần: niệu đạo trước và niệu
đạo sau.

Chấn thương niệu đạo là một cấp cứu thường gặp trong tiết niệu và phải được xử
trí kịp thời để tránh các tai biến nguy hiểm trước mắt: bí đái, viêm tấy nước tiểu vùng tầng sinh môn và tránh các di chứng phức tạp về sau: viêm niệu đạo, hẹp niệu đạo.
Trên lâm sàng chấn thương niệu đạo trước và sau khác hẳn nhau về: nguyên nhân
sinh bệnh, lâm sàng, phương pháp điều trị.

Đứt niệu đạo sau là một trong những tai biến do vỡ xương chậu gây nên ở nam giới. Biểu hiện lâm sàng thường bị lu mờ trong bệnh cảnh chung của vỡ xương chậu và các tổn thường phối hợp.Thái độ xử trí tuỳ thuộc vào tình trạng và mức độ chấn thương.

niệu đạo

Chẩn đoán

1.1. Chẩn đoán xác định

– Bệnh nhân có vỡ xương chậu.
– Bí đái – bàng quang căng.
– Chảy máu miệng sáo ít, tụ máu quanh hậu môn.
– Đặt sonde bàng quang, ống thông dừng lại và rút có máu chảy ra miệng sáo.
– Chụp niệu đạo – bàng quang ngược dòng khẳng định chắc chắn nhất thương tổn
niệu đạo đứt không hoàn toàn hoặc hoàn toàn,thấy thuốc cản quang toàn ra ngoài niệu
đạo. Nó cho phép khách quan hoá một thương tổn niệu đạo.
– Chụp niệu đạo tĩnh mạch ít được áp dụng, thường để phát hiện các thương tổn ở
thận, niệu quản, bàng quang. Chụp thì chậm bàng quang – niệu đạo (thì đi tiểu) cho thấy

bàng quang bình thường nhưng cổ bàng quang không mở thi chắc chắn co tổn thương

niệu đạo sau. Phương pháp này tránh được nhiễm khuẩn nhưng khó thực hiện trong cấp
cứu.
– Soi niệu đạo được chỉ định khi vỡ không hoàn toàn, đụng dập niêm mạc niệu
đạo.

1.2. Chẩn đoán phân biệt

– Vỡ tuyến tiền liệt, đứt niệu đạo tuyến tiền liệt.
Biểu hiện chảy máu niệu đạo dữ dội : Chảy máu nhiều qua miệng sáo và bàng quang căng tức nhanh vì chứa đầy máu cục.
Bệnh nhân đau tức vùng dưới rốn, vật vã dữ dội hơn, nhiều khi mổ mới chẩn đoán xác định được.
– Vỡ bàng quang :
+ Bệnh nhân đái vài giọt nước tiểu nhuốm máu.
+ Đau quặn bụng vùng dưới rốn, không đái được, không có cầu bàng quang.
Khám trên xương mu cảm giác có một vùng đầy đau không rõ ràng.
+ Đặt sonde niệu đạo dễ, ra nước tiểu có máu và tia nước tiểu chảy ra yếu. Phân biệt với đứt niệu đạo sau không hoàn toàn.
+ Trong vỡ bàng quang trong phúc mạc có thể thấy bụng chướng và có cảm ứng phúc mạc.
+ Chụp niệu đạo ngược dòng thấy thuốc tràn ra ngoài bàng quang.
+ Siêu âm : Thấy khối dịch quanh bàng quang hoặc trong ổ bụng. Trong nhiều trường hợp đứt niệu đạo và vỡ bàng quang đi kèm nhau.

Diễn biến – biến chứng

– Diễn biến xấu khi điều trị không đúng và chậm.
Nguy cơ chính là rỉ nước tiểu, nhiễm khuẩn gây viêm tấy nước tiểu vùng tiểu khung, hố ngồi trực tràng, gây biến chứng sớm nhiễm trùng nhiễm độc, urê máu cao do hấp thụ và có thể gây tử vong.
Biến chứng muộn gây viêm xương kéo dài, rò nước tiểu sẹo xơ khó khăn cho việc tạo hình niệu đạo sau này, làm ảnh hưởng đến chức năng thận.
– Nếu điều trị sớm, đúng đắn sẽ tránh được nhiễm khuẩn, xương chậu liền tốt không ảnh hưởng tới tạo hình niệu đạo về sau (nếu có hẹp).