Nguyên tắc xử trí toàn thân
Tuỳ theo tình trạng bệnh nhân có thương tổn phối hợp hay không mà định thái độ xử trí.
Trong chấn thương niệu đạo nặng, việc điều trị tổn thương niệu đạo được đặt xuống hàng thứ hai vì cần phải xử trí các thương tổn phối hợp đe doạ tiên lượng sống trong cấp cứu.
+ Hồi sức chống sốc tiến hành đầu tiên
Bồi phụ kịp thời và đầy đủ khối lượng tuần hoàn.
Chống suy hô hấp, trợ tim mạch, giảm đau.
Bất động xương gãy, đặt bệnh nhân trên vân cứng và chỉ vận chuyển khi huyết áp tối đa trên 90mmHg.
+ Đánh giá đầy đủ các thương tổn phối hợp : bụng, ngực, chi, sọ não. Tuỳ theo thương tổn mà phải ưu tiên phẫu thuật cấp bách để cứu sống tính mạng bệnh nhân. Phẫu thuật niệu đạo cùng thì chỉ là mở thông bàng quang đơn thuần.
+ Khi bệnh nhân trong tình trạng chảy máu nặng và khối máu tụ sau phúc mạc tăng nhanh thì cần chỉ định mổ để cầm máu hoặc thắt động mạch chậu trong hai bên.
Thái độ xử trí đứt niệu đạo sau
Căn cứ vào tình trạng bệnh nhân, thương tổn cụ thể, cơ sở trang thiết bị điều kiện cho phép, trình độ phẫu thuật viên mà đặt vấn đề xử trí đứt niệu đạo sau thích hợp.
+ Trường hợp mổ sớm (khối máu tụ sau phúc mạc chưa nhiễm trùng).
– Không được cố thông niệu đạo :
Làm đau bệnh nhân.
Chọc vào ổ máu tụ gây nhiễm trùng.
Biến ổ gãy xương kín thành gãy hở.
– Để bệnh nhân nằm yên trên ván cứng và tránh di chuyển mạnh.
– Không được chọc kim vào bàng quang để hút nước tiểu khi bí đái vì sẽ : Gây nhiễm trùng nặng khoang Retzius. Ảnh hưởng xấu đến ổ xương gãy.
– Cần chẩn đoán phân biệt bí đái do phản xạ sau gãy xương chậu, sau gây mê, đặt
được sonde niệu đạo thì cần lưu sonde trong 3 tuần để xương chậu lành tránh di lệch thứ phát gây di lệch niệu đạo kèm theo.
– Mở thông bàng quang đơn thuần khi:
– Tình trạng bệnh nhân nặng.
– Cơ sở trang thiết bị không đầy đủ.
– PTV chưa quen nối niệu đạo (phục hồi niệu đạo tiến hành sau)
– Mở thông bàng quang và đặt ống thông niệu đạo khi :
– Tình trạng bệnh nhân không quá nặng.
– Cơ sở tạm đủ, PTV có thể làm được.
Nhằm mục đích điều chỉnh di lệch niệu đạo, giảm bớt xơ sẹo và hạn chế một phần chít hẹp phức tạp niệu đạo sau – kết quả chỉ có 30% bệnh nhân có kết quả niệu đạo lưu thông được.
– Phục hồi lưu thông niệu đạo ngay thì đầu khi :
– Đứt niệu đạo sau và vỡ xương chậu đơn thuần.
– Cơ sở đầy đủ, PTV chuyên khoa.
Phục hồi lưu thông niệu đạo bằng khâu nối sau xương mu hoặc qua xương mu kết hợp cùng với điều chỉnh di lệch xương chậu – xương mu là biện pháp điều trị triệt để
trong hợp đứt niệu đạo sau phức tạp.
Trên thực tế không phải lúc nào cũng đủ điều kiện thực hiện được vì làm như vậy có nguy cơ chảy máu nhiều, kéo dài thời gian phẫu thuật làm tình trạng bệnh nhân
nặng thêm.
Xu hướng hiện nay là sau khi điều trị tình trạng sốc ổn định nên mổ sớm trong
khoảng 1- 3 tuần đầu để phục hồi lưu thông niệu đạo và đảm bảo chức năng tiểu tiện và
sinh dục.
– Phục hồi lưu thông niệu đạo thì hai
Sau mổ dẫn lưu bàng quang, chờ 2 tháng để xương chậu liền hoặc chỉnh hình
xương chậu.
Khâu nối niệu đạo hành vào niệu đạo tuyến tiền liệt tận-tận.
Cắt trong niệu đạo nội soi khi đoạn hẹp ít và ngắn.
Tạo hình niệu đạo sau bằng vạt da bìu khi đoạn hẹp dài, phức tạp.
+ Trường hợp đến muộn, tụ máu sau phúc mạc lan rộng và có viêm tấy nước tiểu
vùng tiểu khung.
– Dẫn lưu bàng quang thật tốt kết hợp điều trị chống nhiễm trùng và suy thận.
– Dẫn lưu triệt để ổ máu tụ và nước tiểu vùng tiểu khung
– Phẫu thuật phục hồi niệu đạo thì hai.